Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai là như thế nào? Khi xuất hiện tình trạng rạn nứt trong hôn nhân dẫn đến việc ly hôn thì ai sẽ là người được quyền ly hôn? Và nếu được ly hôn thì hồ sơ, thủ tục, trình tự làm ra sao?
Xem thêm: Thủ tục và điều kiện ly hôn khi mang thai mới nhất 2020?
Thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai như thế nào?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Khi mục đích của hôn nhân không đạt được, hai vợ chồng có thể ly hôn, ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình. Tuy nhiên, khi người vợ đang mang thai, hai bên muốn thuận tình ly hôn thì phải làm như thế nào? Thủ tục tiến hành thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai ra sao? Sau đây, Công ty Luật DFC xin gửi tới bạn đọc bài viết sau để giải đáp vấn đề này.
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Người chồng không được yêu cầu ly hôn trong thời gian vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, trong trường hợp vợ đang mang thai, người chồng không thể yêu cầu ly hôn. Nếu hai bên thuận tình muốn ly hôn, người gửi đơn ly hôn phải là người vợ.
Trước khi giải quyết ly hôn, hai vợ chồng sẽ được tòa tiến hành hòa giải ly hôn. Nếu hòa giải không thành, căn cứ vào việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mục đích kết hôn không đạt được, Tòa án sẽ tuyên cho hai vợ chồng ly hôn.
- Hai vợ chồng không yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau;
- Xuất hiện tình trạng đánh đạp, bạo hành gia đình, có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhau;
- Xuất hiện việc ngoại tình, vợ/chồng không chung thủy;
- Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;
Khi xuất hiện tình trạng rạn nứt trong hôn nhân dẫn đến ly hôn, người vợ hoặc chồng có thể gửi đơn xin ly hôn ra tòa. Tuy nhiên trong trường hợp người vợ đang mang thai thì chỉ người vợ mới có thể nộp đơn xin ly hôn. Trường hợp thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai sẽ dễ giải quyết hơn rất nhiều so với việc đơn phương ly hôn.
- Giấy đăng kí kết hôn bản gốc;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của cả vợ và chồng;
- Giấy tờ chứng minh tài sản, thỏa thuận phân chia tài sản (nếu có);
- Thỏa thuận cấp dưỡng (nếu có).
Hồ sơ xin ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của chồng (vì vợ là người nộp đơn xin ly hôn). Sau từ 05 - 08 ngày nhận hồ sơ, tòa án sẽ thụ lý đơn xin ly hôn.
Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai. Nếu có thêm thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật 1900.6512 để được tư vấn kịp thời và chính xác nhất.
LS. Lê Minh Công