Sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con đã tuyên không? Nếu có thì trình tự và thủ tục làm như thế nào? Cùng Công ty Luật DFC chúng tôi tư vấn với trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con mới nhất 2020
Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Hỏi: Tôi đã ly hôn được 02 năm, tòa án đã xử cho vợ tôi nuôi con, giờ tôi muốn trực tiếp nuôi con có được không, phải làm thủ tục thay đổi quyền nuôi con như thế nào?
Luật sư tư vấn: Về vấn đề này, Công ty luật DFC xin được đưa ra tư vấn như sau:
Tòa án quyết định giao cho một bên nuôi con căn cứ vào lợi ích về mọi mặt của con, như các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển về thể chất, viêc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu chứng minh được một bên không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và chứng mình điều kiện của bạn đủ để chăm sóc cho con thì tòa án sẽ xem xét thay đổi quyền nuôi con nuôi con sang bạn.
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể hướng dẫn việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi quyền nuôi con.
Một trong các căn cứ để thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn đó là:
- Vợ, chồng bạn có thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Điều kiện đầu tiên để có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con là khi Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con phù hợp với lợi ích của con và khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Sau một thời gian chung sống, sự thay đổi cuộc sống, môi trường, điều kiện có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hoặc ảnh hưởng tới con thì người trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi quyền nuôi con. Những thỏa thuận này phải phù hợp và đảm bảo các lợi ích của con, không được gây ảnh hưởng xấu tới con thì yêu cầu thay đổi này sẽ được Tòa án xem xét và tôn trọng.
- Vợ bạn không còn đủ khả năng điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Việc thay đổi quyền nuôi con chỉ được thực hiện khi người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con. Người không trực tiếp nuôi con không được vì ly do có điều kiện kinh tế tốt hơn mà đòi người đang trực tiếp nuôi con giao con cho mình nuôi. Việc thay đổi quyền nuôi con sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới con, xáo trộn cuộc sống của con thêm lần nữa, do đó, chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu đó.
- Nếu con bạn trên 07 tuổi thì phải xem xét đến nguyện vọng của con. Pháp luật quy định những người con đủ 07 tuổi trở lên được thể hiện nguyện vọng của mình. Người con sau một thời gian chung sống với người trực tiếp nuôi mình phần nào cảm nhận được cuộc sống có được phù hợp hay không, thể hiện tình cảm muốn sống với người nào hơn thì việc xem xét ý kiến của con vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn phải làm như thế nào?
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Bản án hoặc quyết định của Tòa về việc ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền nuôi con là có căn cứ và hợp pháp như thu nhập, điều kiện thời gian, điều kiện chăm sóc con chung.
Để Tòa án có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu của mình, ngoài việc nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, bạn cũng cần phải thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho yêu cầu của mình là có căn cứ thực tế.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được gửi tới Công ty tư vấn luật DFC. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới Số điện thoại của các chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
LS. Lê Minh Công