Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh đập, bạo hành như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

23:10 - 15/10/2020

Ly hôn vì bị chồng đánh, bạo hành vợ và con cái hiện nay không còn là điều hiếm có. Câu hỏi chồng đánh vợ có nên ly hôn không là một câu hỏi đang được rất nhiều người tìm hiểu? Không biết có nên giữ mối quan hệ này mãi hay là giải thoát cho bản thân. Cùng Công ty luật DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.

Xem thêm: Thủ tục và điều kiện ly hôn khi mang thai mới nhất 2020?

Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh

Chồng đánh vợ có nên ly hôn không? Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh.

Hỏi: Chào Luật sư. Tôi có vấn đề cần Luật sư tư vấn giúp. Tôi lấy chồng được 05 năm, có một bé gái 04 tuổi. Chồng tôi thường xuyên say rượu và đánh đập tôi cùng con gái. Bây giờ tôi không chịu được nữa nên muốn ly hôn. Tôi muốn hỏi Luật sư chồng đánh vợ có nên ly hôn không? Nếu tôi đưa ra lý do muốn ly hôn vì bị chồng đánh thì tòa án có chấp nhận cho tôi ly hôn không? Nếu ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không? Mong Luật sư giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Luật DFC và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư của Công ty Luật DFC xin trả lời vấn đề chồng đánh vợ có nên ly hôn, thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Bạo hành gia đình chồng đánh vợ có nên ly hôn không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện hành, vợ chồng có nguyên tắc tôn trọng nhau, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hành vi bạo lực gia đình thường xuyên, như được giải thích ở trên là một hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.

Theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, một bên có thể yêu cầu ly hôn khi có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ hoặc chồng, làm cho tình trạng hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài. 

*Hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng không thể kéo dài được hiểu như sau:

  • Vợ chồng không còn yêu thương quan tâm nhau, đã được nhắc nhở nhưng không thể khắc phục được;
  • Vợ chồng có những hành vi ngược đãi hành hạ nhau, đã được nhắc nhở nhưng vẫn có những hành vi sai trái;
  • Vợ hoặc chồng không còn chung thủy.

Trong tình huống của chị gặp phải, chồng của chị nhiều lần có hành vi bạo lực gia đình với chị và con gái mà không có sự sửa đổi mà vẫn tiếp diễn dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào trầm trọng, mâu thuẫn không thể dung hòa và thậm chí mục đích hôn nhân không đạt được thì việc ly hôn tất yếu sẽ diễn ra. Trong trường hợp này, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn vì bị chồng đánh. Nếu chồng chị có những hành động xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của chị, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định, các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Đánh đập, ngược đãi hoặc có các hành vi khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng;
  • Lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm;
  • Cố tình gây áp lực tâm lý thường xuyên gây hậu qua nghiêm trọng hoặc cô lập, xa lánh, xua đuổi;
  • Ngăn cản không cho thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình;
  • Cưỡng ép việc quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép ly hôn hoặc ngăn cản việc kết hôn tự nguyện;
  • Có những hành vi chiếm đoạt, cố ý huỷ hoại, đập phá hoặc những hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Bắt ép thành viên gia đình lao động quá sức hoặc đóng góp tài chính quá khả năng của họ; có hành vi kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có các hành vi trái pháp luật bắt buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Việc ly hôn chồng bạo hành của chị như trên hay được hiểu theo nhiều từ ngữ khác như ly hôn vì chồng bạo hành, ly hôn vì bị chồng đánh thì tựu chung lại đều có khả năng là một trong những căn cứ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Về câu trả lời ai là người giành quyền nuôi con khi Tòa giải quyết vấn đề ly hôn vì chồng bạo hành của chị trong tình huống trên, Luật sư xin đưa ra nhận định như sau: Con gái của chị có độ tuổi là 04 tuổi, do đó không thuộc trường hợp giao trực tiếp cho người mẹ nuôi (dưới 03 tuổi) hoặc hỏi ý kiến nguyện vọng của cháu (trên 07 tuổi). Vì vậy, trong trường hợp này, thực tế Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng và thái độ của bố mẹ về mọi mặt nhằm đảm bảo đầy đủ các yếu tố: vật chất (việc sinh hoạt, học hành … ) và tinh thần (thời gian chăm sóc, vui chơi…).

Do đó, để mình có được “lợi thế” khi ly hôn để giành quyền nuôi con gái 04 tuổi thì ngoài chứng minh mình có điều kiện đầy đủ hơn anh về điều kiện vật chất và tinh thần thì việc thu thập những bằng chứng chứng minh hành vi bạo lực gia đình của chồng chị với con gái chị

2. Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh, chồng bạo hành gia đình

Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh, ly hôn khi bị chồng bạo hành được tiến hành như những trường hợp yêu cầu ly hôn đơn phương. Chị cần chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy đăng kí kết hôn bản chính;
  • Giấy khai sinh của con gái photo công chứng;
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân chứng thực;
  • Các chứng cứ chứng minh chị bị bạo lực gia đình.
  • Các giấy tờ chứng minh điều kiện kinh tế( bảng lương,…) để giành quyền nuôi con.

Hồ sơ xin ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi chồng chị đăng kí hộ khẩu thường trú.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin ly hôn của chị, Tòa án sẽ cho gọi vợ chồng chị lên để hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn xin ly hôn của chị.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề chồng đánh vợ có nên ly hôn của chị. Nếu có thêm thắc mắc về thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn 1900.6512 để được tư vấn một cách chi tiết và tận tình nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.