Thủ tục ly hôn khi vợ ở nước ngoài có gì khác so với việc ly hôn thông thường tại trong nước không? Cùng Công ty luật DFC tư vấn với trường hợp dưới đây:
Thủ tục ly hôn khi vợ ở nước ngoài
Hỏi: Kính chào Công ty luật DFC tôi xin Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề pháp lý sau đây. Tôi đã kết hôn với vợ mình 5 năm trước tại Việt Nam chưa kịp có con, sau đó cô ấy có đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan và rất hiếm liên lạc về với gia đình. Vừa rồi cô ấy có điện về cho tôi nói là đã có con với người đàn ông khác ở bên Đài Loan và không muốn trở về Việt Nam nữa chúng tôi đã thỏa thuận về việc sẽ ly hôn tại Việt Nam, bây giờ tôi muốn hỏi Luật sư tư vấn giúp tôi nếu tôi muốn ly hôn với vợ mình mà cô ấy không về Việt Nam thì có thực hiện được không. Rất mong được Luật sư phản hồi sớm nhất có thể, tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đọc đã tin tưởng và gửi câu hỏi xin được giải đáp về Công ty luật DFC, đối với vấn đề của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Căn cứ vào những nội dung mà anh chia sẻ chúng tôi có thể nhận đình trường hợp này của anh nhiều khả năng sẽ là thuận tình ly hôn do cả hai vợ chồng đều thật sự tự nguyện ly hôn. Tuy nhiên để nó chắc chắn là thuận tình ly hôn để từ đó đơn giản hóa thủ tục và nhanh gọn về mặt thời gian thì anh cần thỏa thuận lại với vợ mình về việc phân chia tài sản chung của anh chị.
Tài sản chung theo quy định của Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014 là phần tài sản do vợ, chồng tạo ra từ thu nhập lao động, hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh hay hoa lợi, lợi tức phát sinh kể từ khi anh với chị đăng ký kết hôn đến khi có bản án chính thức của Tòa về công nhận ly hôn cho hai người.
Bên cạnh đó, tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung hay những tài sản khác cần giấy xác nhận quyền sở hữu như đất đai, ô tô, xe máy… cũng được coi là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Sau khi đã thỏa thuận hết được các nội dung này anh chị sẽ được coi là thuận tình ly hôn trường hợp không thể có thỏa thuận về vấn đề này sẽ được coi là có tranh chấp phát sinh và phải thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa.
Bước 1: Anh nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi anh thường trú. Nhưng đơn xin ly hôn muốn được Tòa án thụ lý bắt buộc phải có chữ ký của vợ anh, trường hợp này nếu anh vẫn còn giữ liên lạc với vợ mình có thể soạn sẵn đơn rồi gửi qua email hoặc zalo để chị ấy ký vào.
Sau đó gửi ngược lại về Việt Nam để anh gửi lên Tòa. Bên cạnh đơn yêu cầu anh cần nộp bản sao căn cước công dân và sổ hộ khẩu có chứng thực của hai vợ chồng, giấy đăng ký kết hôn bản gốc.
Bước 2: Sau khi Tòa nhận hồ sơ nếu thấy đầy đủ giấy tờ và có căn cứ thụ lý sẽ ra thông báo thụ lý gửi đến anh và vợ của anh kèm theo là thông báo đóng lệ phí. Anh lưu ý phải đóng đủ lệ phí và nộp lại biên lai thì Tòa mới tiến hành giải quyết.
Bước 3: Sau đó Tòa sẽ tiến hành gọi cả hai lên để thực hiện hòa giải, do vợ anh đang ở Đài Loan không thể về được anh có thể bảo cô ấy thực hiện một văn bản ủy quyền cho người khác đến thay mình tại phiên hòa giải, mục đích là đồng ý với nội dung ly hôn.
Bước 4: Tòa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho anh, chị sau phiên hòa giải.
Trên đây là toàn bộ nhưng quy định pháp luật anh và bạn phải chú ý khi tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ ở nước ngoài. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn, giải đáp một cách trực tiếp.
LS. Lê Minh Công