Sau khi làm đám cưới, đăng ký kết hôn thì mọi người thường chuyển khẩu để về ở với nhau. Nhưng cũng có một số trường hợp lại không chuyển khẩu. Vậy khi ly hôn thì thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu như thế nào?
Xem thêm: Pháp luật quy định thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu?
Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu như thế nào?
Hỏi: Kính chào Luật sư DFC tôi xin luật sư tư vấn cho thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu?
Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau: Do bạn gửi câu hỏi tới luật sư DFC xin tư vấn thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu mà không nói rõ trường hợp ly hôn đơn phương hay là thuận tình nên Luật sư DFC sẽ tư vấn cho bạn hai trường hợp ly hôn thuận tình không cùng hộ khẩu và ly hôn đơn phương không cùng hộ khẩu như sau:
Căn cứ pháp luật: Bộ luật dân sự 2015; Luật hôn nhân gia đình 2014; Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
1. Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu với trường hợp ly hôn thuận tình
Ly hôn thuận tình (thuận tình ly hôn) là việc hai vợ chồng đồng ý thỏa thuận chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án, điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.
Khi hai người cùng yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, Tòa án xét thấy hai bên thật sự mong muốn, tự nguyện thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con cái cũng như các khoản nợ chung thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Bởi vì thuận tình ly hôn nên những vấn đề liên quan tới việc ly hôn của hai vợ chồng đã được thỏa thuận hết nên thủ tục giải quyết ly hôn sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Trường hợp, khi hai vợ chồng không có cùng hộ khẩu sẽ không ảnh hưởng đến việc giải quyết ly hôn.
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ.
- Đơn xin ly hôn (thuận tình) có chữ ký của cả hai vợ chồng;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc (bản chính);
- Căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân của vợ và chồng (bản chứng thực);
- Giấy khai sinh của con bản chứng thực (nếu có con chung);
- Sổ hộ khẩu (bản chứng thực), trường hợp hai vợ chồng không cùng hộ khẩu thì nộp bản chứng thực sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng;
- Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản chung bản chứng thực (đối với trường hợp có tài sản chung);
- Bản tư khai, tự thỏa thuận phân chia tài sản và các nội dung nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Vì thuận tình ly hôn nên hai người có thể thỏa thuận chọn tòa án nơi cư trú của một trong hai bên để nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn (quy định tại điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014).
Hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn, có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trong thời hạn 3 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ gồm đơn và tài liệu kèm theo, Chánh án sẽ phân công thẩm phán giải quyết.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết.
Sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ, thẩm phán được phân công giải quyết sẽ ra thông báo nộp lệ phí, sau khi nộp lệ phí tại cơ quan thi hành án, thẩm phán được phân công giải quyết tiến hành hòa giải để giải quyết mâu thuãn của hai vợ chồng (quy định tại điều 297 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp hòa giải thành thì vợ chồng rút yêu cầu, thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Trường hợp không hòa giải được sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, Quan hệ hôn nhân vợ chồng sẽ chấm dứt từ thời điểm quyết định này có hiệu lực pháp luật.
Như vậy theo quy định của pháp luật, việc không cùng hộ khẩu không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu.
Trường hợp ly hôn đơn phương áp dụng cho một trong hai bên vợ chồng yêu cầu ly hôn và bên còn lại không đồng ý.
Bên yêu cầu ly hôn, nếu có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến hôn nhân lâm vào bế tắc không thể kéo dài thì một trong hai người có thể gửi đơn đến Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn.
Trong trường hợp này, vì không có sự thống nhất, thỏa thuận của hai vợ chồng (điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015), việc giải quyết ly hôn sẽ tiến hành tại tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn.
Do người yêu cầu ly hôn đơn phương phải gửi hồ sơ yêu cầu ly hôn đến Tòa án nơi người còn lại cư trú, làm việc nên việc không cùng hộ khẩu không ảnh hưởng đến việc ly hôn cũng như thẩm quyền giải quyết ly hôn của Tòa án.
Nhận định: Khi không cùng hộ khẩu, một trong hai bên vợ hoặc chồng vẫn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu thì cơ bản sẽ giống thủ tục thuận tình ly hôn ngoại trừ một số điểm sau:
Ngoài những giấy tờ cần phải nộp như trường hợp thuận tình ly hôn nêu trên, người có yêu cầu ly hôn đơn phương phải nộp Đơn xin ly hôn đơn phương. Theo quy định tại khoản 4 điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện ly hôn đơn phương phải gồm các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án nhận đơn;
- Họ, tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;
- Họ, tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện (trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện thì cung cấp địa chỉ cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện)…
Như vậy, người yêu cầu đơn phương ly hôn không cần phải có sổ hộ khẩu của bị kiện mà chỉ cần khai báo, cung cấp đầy đủ địa chỉ cuối cùng người này cư trú, làm việc.
Ngoài ra, nếu ly hôn đơn phương thì hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (các ảnh chụp, ghi âm hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình, lối sống sa đọa…).
Khác với ly hôn thuận tình, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là nơi bị đơn cư trú, làm việc, thời gian giải quyết 05 ngày làm việc kể từ ngày tòa án nhận đủ hồ sơ.
Như vậy, thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu vẫn được tiến hành bình không gặp vấn đề gì.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về câu hỏi thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu, nếu còn thắc mắc hay câu hỏi bạn có thể gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Trân trọng!!!
Bài viết cùng chủ đề
=> Ly hôn vì mẹ chồng có được chia tài sản?
=> Ly hôn mà mất giấy đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
LS. Lê Minh Công