Thủ tục luật ly hôn và kết hôn khi lấy người Trung Quốc

Luật Sư: Lê Minh Công

10:20 - 20/12/2019

 

Trung Quốc là một quốc gia láng giềng với Việt Nam, một quốc gia “đồng văn, đồng chủng” gần gũi có diện tích và dân số thuộc vào hàng lớn nhất thế giới. Trong những năm qua, mối quan hệ thân thiện và gần gũi Việt – Trung ngày càng được phát triền và hoàn thiện. Việc mở cửa nền kinh tế của Việt Nam trước bạn bè thế giới để lại nhiều hệ quả tất cực, một trong số đó là việc nữ giới Việt Nam đi kết hôn với người nước ngoài, trong đó có người mang quốc tịch Trung Quốc. Không chỉ tồn tại việc kết hôn giữa người Việt Nam với người Trung Quốc ở khu vực biên giới Việt – Trung mà còn ở khắp lãnh thổ nước ta. Tuy nhiên, kết hôn không phải lúc nào cũng trọn vẹn mà những mâu thuẫn luôn xảy ra, dẫn đến mâu thuẫn vợ và chồng ngày càng trầm trọng, mục đích hôn nhân không thể đạt được thì tất yếu sẽ dẫn tới ly hôn. Luật sư của Công ty Luật DFC hôm nay xin giải đáp cho các bạn toàn bộ thủ tục kết hôn và luật ly hôn của Trung Quốc:

Cơ sở pháp lý

  • Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Việt Nam;
  • Căn cứ vào Luật Hộ tịch năm 2014 của Việt Nam;
  • Căn cứ vào Nghị định số 123/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014;
  • Căn cứ vào Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của HĐTP TANDTC;
  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT ngày 06/01/2016 của TANDTC – VKSNDTC – BTP.

Nội dung tư vấn

1. Thủ tục luật ly hôn và kết hôn khi lấy vợ hoặc chồng là người Trung Quốc năm 2019

1.1. Thủ tục ly hôn với vợ hoặc chồng người Trung Quốc

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 thì việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Tương tự như trường hợp ly hôn giữa những người Việt Nam với nhau thì các trường hợp ly hôn đối với người nước ngoài tại Việt Nam cũng bao gồm: trường hợp thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

Thuận tình ly hôn là khi hai vợ chồng không thấy mục đích hôn nhân đạt được và hơn nữa không thể chung sống được với nhau nữa mà họ thỏa thuận được với nhau về các vấn đề liên quan đến tranh chấp ly hôn (tài sản và con chung), việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản. Hiệu lực của biên bản thỏa thuận này của vợ chồng phát sinh trên cơ sở công nhận của Tòa án Nhân dân có thẩm quyền là Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo quy định tại Điều 213 và Điều 246 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Ngược lại, trong trường hợp hai vợ chồng không tiến hành thỏa thuận với nhau hoặc có thỏa thuận nhưng thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết trên cơ sở đơn khởi kiện của một bên. Đây là trường hợp đơn phương ly hôn. Trường hợp ly hôn này phải có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 56 của Luật Hôn nhân và Gia đình như: có việc bạo hành gia đình của một bên; một bên bị Tòa án tuyên bố chết hoặc mất tích … 

Lưu ý: Thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân Trung Quốc thì thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Luật Hộ tịch năm 2014 thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp công dân Việt Nam tiến hành kết hôn với công dân Trung Quốc thuộc vùng biên giới mà công dân Trung Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì do Tòa án Nhân dân cấp huyện giải quyết.

1.2. Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc

Theo quy định tại Điều 126 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn với vợ hoặc chồng người Trung Quốc thuộc trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quan hệ hôn nhân này phải tuân thủ về các điều kiện kết hôn của nước còn lại – nghĩa là công dân Việt Nam muốn kết hôn với công dân Trung Quốc không những tuân thủ về pháp luật hôn nhân của Việt Nam mà còn phải tuân thủ pháp luật hôn nhân luật ly hôn của Trung Quốc và ngược lại.

Đối với điều kiện đăng ký kết hôn của pháp luật hôn nhân tại Việt Nam thì căn cứ vào Điều 08 về điều kiện đăng ký kết hôn thì người đó phải đủ tuổi kết hôn (đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam), hôn nhân hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép, hôn nhân không trái đạo đức xã hội và vi phạm điều cấm của luật, hôn nhân không thuộc các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 05 của Luật này.

Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì  thủ tục kết hôn với vợ hoặc chồng là người Trung Quốc tại Việt Nam sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là Ủy ban Nhân dân cấp huyện, quận, thị xã thuộc địa chỉ cư trú của một trong hai bên vợ hoặc chồng mang quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin đăng ký kết hôn là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và hồ sơ đủ giấy tờ thì công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký kết hôn thì cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện để hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

2. Thủ tục xin visa kết hôn với người Trung Quốc

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì khi công dân Việt Nam muốn sang Trung Quốc để tiến hành đăng ký kết hôn với công dân Trung Quốc thì cần có visa kết hôn. Điều này được thực hiện thông qua thủ tục xin visa kết hôn của công dân Việt Nam tại cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc đặt tại Việt Nam là đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.

Về địa chỉ của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:

  • Địa chỉ Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại miền Bắc: Số 46 Hoàng Diệu,Phường Điện Bàn, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội;
  • Địa chỉ của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại miền Trung: Phố Trần Trọng Khiêm, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng;
  • Địa chỉ của Lãnh sự quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại miền Nam: Số 175 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ và giấy tờ cần có để xin cấp visa kết hôn Trung Quốc bao gồm:  Hộ chiếu gốc còn hạn 6 tháng; 02 bản mặt hộ chiếu photo; 02 chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân photo; 02 ảnh 4x6 nền trắng; giấy xác nhận tình trạng độc thân của UBND xã/ phường theo mẫu của đại sứ quán; Sổ hộ khẩu photo; chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu và thị thực của vợ hoặc chồng người Trung Quốc. Thời hạn để giải quyết là 07 ngày.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.