Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định những nghĩa vụ cụ thể của vợ chồng sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Và nếu vi phạm nghĩa vụ hôn nhân thì có thể đối mặt với nhiều hậu quả.
Vậy vi phạm luật hôn nhân và gia đình sẽ để lại những hậu quả nào? Sau đây, Tổng đài tư vấn luật hôn nhân 1900.6512 sẽ hướng dẫn gửi đến bạn bài viết sau để làm rõ vấn đề như sau:
Tìm hiểu thêm:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung tư vấn
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, kể từ khi được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng thì hai người có những quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như tài sản đối với nhau:
- Về quan hệ nhân thân: vợ và chồng cần đáp ứng những nội dung về quyền và nghĩa vụ quy định tại Mục 1Chương III của Luật Hôn nhân và Gia đình như quyền bình đẳng, tình nghĩa vợ chồng…;
- Về quan hệ tài sản: vợ chồng tôn trọng nhau về nghĩa vụ và quyền như tài sản chung, riêng của vợ chồng; chế độ tài sản…
Luật Hôn nhân và Gia đình không có một định nghĩa cụ thể về như thế nào là vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình được hiểu là những quan hệ về nhân thân và tài sản của vợ chồng bị xâm phạm, dẫn đế những hậu quả ảnh hưởng đến mối quan hệ bình thường của vợ chồng.
Quyền kiện nói chung và quyền kiện vi phạm luật hôn nhân và gia đình nói riêng là quyền khi xác định được những nội dung vi phạm của một bên trong một mối quan hệ pháp luật. Về vi phạm luật hôn nhân và gia đình, thì một số nghĩa vụ điển hình sau sẽ có thể bị kiện bao gồm:
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng: hành vi ngoại tình hoặc chung sống như vợ chồng của một trong hai bên vợ chồng, hành vi bạo lực gia đình của một trong hai bên, hành vi bỏ bê, không chăm sóc nhau…;
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng: hành vi tẩu tán tài sản là tài sản chung của vợ chồng, hành vi gian dối trong việc mong muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung…;
Những vi phạm luật hôn nhân và gia đình trên có thể bị xử phạt dân sự, hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như đã khẳng định bên trên, những nội dung vi phạm luật hôn nhân và gia đình thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý trách nhiệm: dân sự, hành chính và hình sự. Cụ thể như sau:
- Về hình phạt về mặt hình sự khi vi phạm luật hôn nhân và gia đình: nếu một trong hai bên có hành vi ngoại tình, chung sống với người khác như vợ chồng … dẫn đến quan hệ hôn nhân của vợ chồng bị đổ vỡ thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm nghĩa vụ một vợ, một chồng;
- Về hình phạt về mặt hành chính khi vi phạm luật hôn nhân và gia đình: nếu hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm hình sự thì người thực hiện hành vi có thể bị xử lý trách nhiệm hành chính. Chẳng hạn, với hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt theo Điều 48 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP; hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt theo Điều 05 của Nghị định số 167/2013/NĐ – CP …;
- Về hình phạt về mặt dân sự khi vi phạm luật hôn nhân và gia đình: những vi phạm về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng thì hậu quả lớn nhất là quan hệ hôn nhân bị chấm dứt – tức là ly hôn. Gây ảnh hưởng về mặt pháp lý đến sau này.
Bên trên là nội dung quy định về vi phạm luật hôn nhân và gia đình nếu quý khách còn thắc mắc gì về luật hôn nhân gia đình quý khách vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 để được luật sư tư vấn.
Trân trọng!