Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người phải chia như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:30 - 31/05/2021

Trong trường hợp Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người phải chia như thế nào? Bạn đọc theo dõi tình huống và phần giải đáp dưới đây.

Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người phải chia như thế nào?
Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người phải chia như thế nào?

Hiện nay, nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nhưng chỉ đứng tên một người vợ hoặc chồng trên Sổ đỏ, Sổ hồng.

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi và chồng kết hôn năm 2008, sau khi kết hôn chúng tôi có mua nhà bằng tiền của cả hai vợ chồng, khi làm sổ đỏ vì tôi đang công tác xa không về kí được nên thỏa thuận để mình chồng tôi đứng tên. Đến nay chúng tôi quyết định ly hôn, trên giấy tờ nhà đất chỉ ghi tên mình chồng tôi thì tôi có được chia không?

1. Quy định về ghi tên trong Sổ đỏ khi nhà, đất là tài sản chung

Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng vào trang 01 của Sổ đỏ.

Như vậy, căn cứ vào thông tin tình huống cung cấp, nhận thấy thời điểm hình thành tài sản là sau khi đăng ký kết hôn, nguồn gốc hình thành tài sản từ là mua từ khoản tiền chung của vợ chồng. Đối chiếu với các quy định pháp luật về đất đai thì không có quy định bắt buộc phải ghi tên cả hai vợ chồng trên tài sản chung.

Vì những lẽ trên có thể xác định tài sản trên được coi là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Và chị có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi Sổ đỏ để ghi tên của cả vợ và chồng (có quyền yêu cầu cấp đổi - pháp luật không bắt buộc).

2. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi giấy tờ nhà đất chỉ đứng tên một người.

Về chế độ tài sản của vợ chồng, bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, thì LHN&GĐ 2014 đã thừa nhận thêm một chế độ so với LHN&GĐ 2000 là chế độ tài sản theo thỏa thuận. 

Trường hợp có xảy ra tranh chấp trong việc xác định tài sản chung hoặc tranh chấp trong việc phân chia tài sản chung, pháp luật còn cơ chế bảo vệ chế độ tài sản chung của vợ chồng. Khi một trong các bên đề nghị tòa án giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, nguyên tắc phân chia tài sản như sau:

- Nguyên tắc bình đẳng: trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện công bằng, phù hợp với thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP quy định rằng khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của LHN&GĐ.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung 

Ngoài ra điểm mới rất đáng lưu ý trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chính là việc thừa nhận lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Quy định trên của LHN&GĐ đã phần nào khắc phục được hạn chế nêu trên, theo đó người chăm lo công việc gia đình vẫn được coi là lao động có thu nhập.

Trên đây là phần giải đáp của Luật sư DFC cho câu hỏi: Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người phải chia như thế nào? Hy vọng nội dung giải đáp trên hữu ích cho bạn đọc. Với phần trả lời của Luật sư DFC, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc có thể liên hệ Tổng đài 19006512 để được tư vấn miễn phí hoặc kết nối để sử dụng dịch vụ luật sư ly hôn

Bài viết liên quan: Ly hôn mất bao nhiêu tiền? Mức án phí ly hôn mới nhất 2021!

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.