Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:14 - 07/07/2021

Làm thế nào để tôi có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn? Đây là một câu hỏi của một bạn độc giả thân thuộc của chúng tôi, quan nghiên cứu và nhận định đây là một trong những thắc mắc của nhiều bạn đọc khác nên Luật sư DFC đã nghiên cứu và soạn thảo nên bài viết này, hy vọng nó giải đáp cho bạn đọc những vướng mắc trong cuộc sống. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn pháp luật hoàn toàn miễn phí các vấn đề về pháp luật.

Xem thêm: Có nên thuê luật sư ly hôn không?

 Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi?
Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi?

Chào Luật sư. Tôi tên là M năm nay 35 tuổi. Tôi và vợ đang giải quyết ly hôn. Chúng tôi có 01 con chung năm nay 08 tuổi. Luật sư tư vấn giúp: Theo quy định pháp luật, sau khi ly hôn tôi hay vợ được quyền nuôi con?

>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Công ty Luật DFC: Cảm ơn anh đã tin tưởng và  gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã  nắm bắt được sự việc của anh và đưa ra thông tin giải đáp về câu hỏi của anh liên quan tới quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi sau khi ly hôn. Sau đây là nội dung tư vấn chi tiết: 

Căn cứ pháp lý 

Nội dung tư vấn 

QUYỀN NUÔI CON THUỘC VỀ VỢ HAY CHỒNG KHI CON HƠN 7 TUỔI?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Hiện nay con anh được 08 tuổi cũng nhận thức được việc ở với bố hay mẹ sẽ tốt cho bé. Theo Luật HNGĐ quy định con trên 07 tuổi thì phải xem xét ý kiến, nguyện vọng của con. Tòa án chỉ xem xét rằng con muốn được ở với bố hay mẹ, đây là một yếu tố để Tòa cân nhắc lựa chọn người có quyền nuôi con, không phải hoàn toàn quyết định dựa theo ý kiến, nguyện vọng đó. Nhận thấy vợ hoặc chồng có điều kiện, khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con và môi trường phát triển về mọi mặt tốt hơn thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người đó trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm bảo vệ quyền lợi cho con sau khi bố mẹ ly hôn. 

>> Xem thêm: Mức án phí ly hôn là bao nhiêu? Ly hôn có mất nhiều tiền không?

Điều kiện để giành được quyền nuôi con:

Để giành được quyền nuôi con, kèm theo nguyện vọng của con thì anh phải chứng minh được mình có đủ điều kiện nuôi con. Điều kiện để giành được quyền nuôi con mà anh cần phải có: 

  • Một là, điều kiện về vật chất: Thu nhập hàng tháng, công việc ổn định, đất đai, nhà ở, môi trường sinh sống, học tập, vui chơi cho con. Việc anh có nhà cửa, công việc ổn định, có thu nhập đều đều hàng tháng và môi trường sống của anh cũng tốt hơn vợ là một ưu thế cho anh.
  • Hai là, điều kiện về tinh thần: Thời gian giành cho con, nhân cách đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật, không tệ nạn xã hội…Vật chất là một điều kiện quan trọng, không thể thiếu khi Tòa án xem xét trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Nhưng điều kiện về tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Vợ hoặc chồng có nhân thân tốt, yêu thương, giành tình cảm, sự quan tâm cho con nhiều hơn thì sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con. Vì thế, ngoài việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con thì anh phải chứng minh các điều kiện mà anh có thể đáp ứng cuộc sống của con tốt hơn so với vợ. 

Hi vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho anh những thông tin hữu ích về nội dung quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp. 

Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

-----------------------

Những câu hỏi liên quan:

Liên quan đến nội dung giành quyền nuôi con trên 7 tuổi, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:

1. Tôi và chồng đăng ký kết hôn năm 2017 tại Ủy ban Nhân dân xã X. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, chúng tôi thường xuyên phát sinh mâu thuẫn bởi anh có thói nghiện đánh bạc (đã có tiền án về đánh bạc và chưa được xóa) nhưng sau khi thụ án xong thì vẫn không bỏ được. Chúng tôi có với nhau 01 con chung, cháu năm nay đã 5 tuổi. Xin hỏi Luật sư, nếu tôi yêu cầu Tòa án xin ly hôn và muốn nuôi con thì tôi cần những bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn

2. Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

3. Chào Luật sư, tôi tên N năm nay 36 tuổi. Vợ chồng tôi ly hôn được hơn 02 năm. Khi ly hôn tôi để con cho vợ cũ nuôi vì nghĩ lúc đó bé mới 02 tuổi nên cần sự chăm sóc của mẹ. Tôi biết được vợ cũ mất việc làm, điều kiện kinh tế khó khăn không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nay tôi muốn thay đổi quyền nuôi con vậy tôi phải thực hiện các thủ tục như thế nào?

4. Cách soạn đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con như thế nào?

5. Thưa Luật sư, tôi tên Nam năm nay 26 tuổi. Tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn với vợ tại Tòa án. Chúng tôi có 01 con chung, bé trai vừa tròn 4 tuổi. Tôi muốn giành quyền nuôi con nhưng không biết tôi có phải chứng minh tài chính để được nuôi con không? Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.