Vợ chồng đều thất nghiệp thì ai có thể giành quyền nuôi con?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:52 - 08/07/2021

Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn được 03 năm. Đầu năm 2020, vì tình hình dịch bệnh covid – 19 nên cả hai mất việc tới nay chưa kiếm được việc làm. Do điều kiện gia đình khó khăn, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Chúng tôi có một con chung vừa tròn 02 tuổi, nay tôi muốn ly hôn thì ai có quyền nuôi con ? Xin cảm ơn Luật sư.

>> Xem thêm: Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Vợ chồng đều thất nghiệp thì ai có thể giành quyền nuôi con?
Vợ chồng đều thất nghiệp thì ai có thể giành quyền nuôi con?

Công ty Luật DFC: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã nắm bắt được sự việc của chị và giải đáp câu hỏi sau đây:

Căn cứ pháp lý 

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn

Hiện nay, con của vợ chồng chị vừa tròn 02 tuổi. Dựa vào Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau: 

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Về nguyên tắc, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để một trong hai người trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho một trong hai bên dựa vào các yếu tố như: điều kiện cho sự phát triển về thể chất; bảo đảm việc học hành; các điều kiện về sự phát triển tinh thần. Ở độ tuổi này bé đang còn chưa cứng cáp cần sự chăm sóc kỹ lưỡng và dạy dỗ chu đáo từ người mẹ như việc tập cho bé ăn uống, tập đi, tập nói… bởi lẽ, bản năng của một người mẹ được tạo hóa ban tặng thì những công việc này người mẹ thường làm tốt hơn. Vì thế, Tòa án để cho mẹ được chăm sóc con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện về vật chất như việc không có thu nhập, tài sản, chỗ ở… và điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con không có, nhân cách đạo đức yếu kém, trình độ học vấn thấp, nghiệp ngập, cờ bạc…vv

Mặc dù, cả hai vợ chồng đều không có công việc ổn định, nhưng để đảm bảo chị được quyền nuôi con chỉ cần nêu ra những điều kiện vật chất, tinh thần mà bản thân có thể đáp ứng cho con. Và các căn cứ chứng minh chồng chị không có khả năng nuôi con như việc không thường xuyên dành thời gian chăm sóc con, sử dụng chất kích thích, không có công việc ổn định, bạo lực gia đình… thì Tòa án sẽ xem xét giành quyền nuôi con cho chị khi cả hai vợ chồng không có việc làm. Việc chứng minh bản thân có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con hơn người kia hết sức quan trọng. Bởi vì, lợi ích của các con được Tòa án đặt lên hàng đầu khi vợ chồng ly hôn, nhằm bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của con, tạo điều kiện cho con có điều kiện tốt nhất phát triền về sau.

Xem thêm: Khi nào thì cha mẹ bị tước quyền nuôi con? 

Hi vọng bài viết hữu ích cho trường hợp hỏi về Vợ chồng đều thất nghiệp thì ai có thể giành quyền nuôi con?. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.

Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

-----------------------

Những câu hỏi liên quan:

Liên quan đến nội dung quyền nuôi con khi vợ chồng thất nghiệp, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:

1. Vợ/chồng cần phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con?

2. Làm thế nào để tôi có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?

3. Tôi đã ly hôn được 02 năm, tòa án đã xử cho vợ tôi nuôi con, giờ tôi muốn trực tiếp nuôi con có được không, phải làm thủ tục thay đổi quyền nuôi con như thế nào?

4. Luật sư cho tôi hỏi về việc ly hôn. Tôi và chồng kết hôn năm 2010, có một bé gái 08 tuổi. khoảng 2 năm gần đây chồng tôi có ra ngoài lăng nhăng cặp bồ, có ảnh video và tin nhắn làm chứng, dù tôi đã bỏ qua nhiều lần nhưng anh ấy vẫn chứng nào tật đấy. Bây giờ tôi muốn ly hôn, chúng tôi đã thỏa thuận xong về tài sản nhưng không thỏa thuận được về vấn đề nuôi con vì cả hai đều muốn được nuôi con. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi muốn giành quyền nuôi con thì có được không.

5. Kính chào luật sư DFC, em và chồng đã kết hôn được 8 năm nay và đang có ý định ly hôn do chung sống với nhau không còn hợp tính cách nữa. Chúng em có với nhau 01 cháu hơn 1 tuổi. Vậy Luật sư cho em hỏi vợ mà không có việc làm ổn định nhưng khi ly hôn muốn đòi quyền nuôi con hơn 1 tuổi có được không ạ? Em cảm ơn Luật sư.

6. Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

7. Thưa luật sư DFC tôi và vợ tôi ly hôn tôi và chồng cũ tôi thỏa thuận tôi trực tiếp nuôi con nhưng chỉ là thỏa thuận miệng, giờ anh ta không đồng ý và bắt con về nuôi, giờ tôi muốn soạn đơn khởi kiện giành quyền nuôi con? Mong Luật sư DFC tư vấn cho tôi?

8. Chào Luật sư, tôi tên Nguyễn Văn B đang sinh sống tại Quảng Nam. Tôi có một vấn đề nhờ Luật sư tư vấn giúp: Tôi và bạn gái dọn về sống chung nhưng chưa đăng ký kết hôn. Sau một thời gian chung sống, bạn gái tôi mang thai và sinh một bé trai nay được 01 tuổi. Bố mẹ tôi ngăn cản tôi kết hôn với bạn gái, gần đây giữa chúng tôi thường gây lộn và xảy ra mâu thuẫn nên bạn gái tôi dẫn con về nhà bố mẹ ở. Cho tôi hỏi liệu bây giờ tôi có quyền nuôi con hay không?

9. Tôi và chị D tiến hành đăng ký kết hôn năm 2012. Trong quá trình chung sống, chúng tôi thường xuyên phát sinh những mâu thuẫn do bất đồng về quan điểm sống, từ năm 2017 đến năm 2020 chúng tôi sống ly thân với nhau. Vào tháng 10/2020, Tòa án Nhân dân có thẩm quyền công nhận thỏa thuận ly hôn của chúng tôi và để con chung là cháu H (8 tuổi) cho chị D nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nay tôi nhận được thông tin là sắp tới chị D sẽ tiến hành lấy chồng mới, tôi lại không muốn con mình sống ở cảnh “cha dượng, con riêng của vợ”. Vậy xin hỏi Luật sư, mẹ đi lấy chồng bố có quyền nuôi con không? Tôi xin chân thành cảm ơn

10. Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.