Cụm từ "Mẹ chồng, nàng dâu" lâu nay vốn là một chủ đề mà khi nhắc tới người ta thường hay nghĩ về những xung đột. Thế nhưng sẽ còn những mệt mỏi, áp lực đè lên người vợ khi mà chồng lại là một người không có chính kiến. Về vấn đề muốn ly hôn do chồng quá nghe mẹ, đánh đập vợ, Luật sư DFC nhận được một tình huống cụ thể dưới đây:
Chào Luật sư, tôi tên N.T.V.H năm nay hơn 30 tuổi. Tôi và chồng lấy nhau được 5 năm. Chúng tôi ban đầu ở riêng tại Thành phố Hà Nội, đi làm và sinh sống tại đây. Lúc này vợ chồng tôi sống khá hạnh phúc. Chúng tôi có với nhau một cháu năm nay được 2 tuổi. Tuy nhiên, hơn 2 năm trở lại đây chúng tôi chuyển về quê đi làm và sống với bố mẹ chồng tại Thanh Hóa. Lúc này mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Mẹ chồng tôi thường xuyên khó chịu ra mặt với tôi. Bất kể chuyện gì tôi làm bà đều khó chịu và chửi bới tôi. Ngoài thời gian đi làm thì khi về nhà tôi bị bắt phải làm hết mọi công việc nhà, nếu làm không được thì bị chửi. Sau đó mẹ chồng bắt tôi nghỉ việc và lấy lý do tôi nên ở nhà chăm lo việc gia đình và chăm con cái. Tôi không đồng ý thì mẹ nói với chồng tôi rằng không được để tôi đi làm có người này người khác bên ngoài, phải ở nhà chăm lo gia đình. Với những lý do rất vô lý như vậy nhưng chồng tôi vẫn nghe theo, tôi không chịu thì bị anh ta đánh và đến nơi tôi làm việc quậy phá. Vậy là tôi phải ở nhà. Thời gian ở nhà mẹ chồng thường xuyên mắng nhiếc, chửi bới tôi, bảo tôi là đồ ăn hại không làm ra tiền. Chồng tôi thì ngày ngày đều nghe mẹ, bênh mẹ mà đánh tôi. Vì vậy mà cuộc sống của tôi như địa ngục. Tôi đã nhiều lần nói chuyện để hy vọng tìm ra giải pháp nhưng không được. Tôi không thể chịu được cuộc sống này nên muốn ly hôn nhưng nhà chồng không cho và đồng thời muốn giữ con. Tôi phải làm gì?
Xem thêm: Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh đập, bạo hành như thế nào?
Luật sư tư vấn: Muốn ly hôn do chồng quá nghe mẹ, đánh đập vợ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư DFC.
Tình huống của bạn không phải là một tình huống quá hiếm gặp hiện nay. Luật sư DFC rất hiểu tình trạng của bạn cũng như rất chia sẻ với bạn lúc này. Vấn đề của bạn, Luật sư DFC đưa ra tư vấn như sau:
Về phía bạn, tôi thấy được rằng bạn cũng đã có sự cố gắng trong mối quan hệ giữa bạn và chồng cũng như với nhà chồng. Tuy nhiên chồng bạn không có ý định hợp tác cũng như tìm cách giải quyết. Mối quan hệ vợ chồng của bạn và chồng đang có dấu hiệu ngày càng trở nên trầm trọng và bạn không muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ này nữa. Tuy nhiên nhà chồng và chồng bạn không muốn ly hôn và muốn giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu đơn phương ly hôn.
Tất cả những hồ sơ trên sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ thì nộp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang sinh sống. Sau khi Tòa ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu ly hôn đơn phương của bạn thì sẽ đóng án phí 300.000 đồng.
Sau đó Tòa án sẽ gọi bạn và chồng lên để tiến hành hòa giải 2 lần. Nếu không hòa giải được sẽ tiến hành xét xử yêu cầu đơn phương ly hôn của bạn.
Xem thêm: Ly hôn mất bao nhiêu tiền? Mức án phí ly hôn mới nhất 2021!
*Về quan hệ hôn nhân: Bạn đã thực sự muốn ly hôn hay chưa? Liệu có thể hàn gắn mối quan hệ vợ chồng được không?
*Về con chung: Khi ly hôn thì ai là người nuôi con. Như bạn trình bày thì cả bạn và chồng đều muốn dành quyền nuôi con. Con bạn hiện nay được 2 tuổi. Lúc này Tòa án sẽ cân nhắc xem xét tình trạng của cả bố và mẹ để xem ai có khả năng nuôi con tốt hơn. Những yếu tố mà Tòa xem xét bao gồm Tài chính và Tinh thần.
Về tài chính, bạn có đủ tài chính để chăm sóc con tốt hay không? Về Tinh thần, bạn có yêu thương, dành đủ thời gian để quan tâm chăm sóc con hay không.
Đây là những vấn đề cần lưu ý, không phải ai có tài chính tốt hơn sẽ được nuôi con mà còn phụ thuộc vào cả vấn đề tinh thần. Để dành quyền nuôi con bạn nên có những bằng chứng chứng minh tài chính, thu nhập như bảng lương hay nguồn thu để đàm bảo chăm sóc, bên cạnh đó là về thời gian bạn có thể dành cho con như thế nào.
*Về tài sản: Hai bạn có tài sản chung hay không? (Tài sản chung là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai bạn. Dù bạn có thời gian chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, không đi làm nhưng vẫn được xem là lao động, có đóng góp vào việc tạo lập tài sản).
Trên đây là những tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề của bạn. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành thủ tục có thể phát sinh nhiều vấn đề, hoặc có những vấn đề gì còn chưa rõ bạn có thể liên hệ với Luật sư DFC qua tổng đài 1900.6512 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ thực hiện thủ tục từ A – Z một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa việc đi lại.
Bài viết liên quan:
Luật sư tư vấn phân chia tài sản riêng và chung khi ly hôn
Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung và riêng sau khi ly hôn
Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
LS. Lê Minh Công