Xã hội phát triển, kéo theo nhiều nhu cầu về cuộc sống. Một cặp đôi khi quyết định lấy nhau sẽ không chỉ vì tình yêu, mà còn phải để ý đến nhiều yếu tố khác: hai bên gia đình, công việc, chỗ ở,… và đặc biệt là vấn đề kinh tế.
Xem thêm: Nợ chung, nợ riêng của vợ chồng sau khi ly hôn - Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng?
Ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế gia đình
Rất nhiều vấn đề về kinh tế phát sinh đã gây mâu thuẫn cho những cặp vợ chồng, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến ly hôn. Ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế nghe có vẻ không hợp lý nhưng lại chiếm tỉ lệ cao trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
Mâu thuẫn về kinh tế khiến cuộc sống gia đình căng thẳng, dẫn đến các cuộc tranh cãi của vợ chồng, làm cuộc sống gia đình không hòa thuận. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn là việc một nam một nữ khi có đủ các điều kiện theo luật định thì tiến hành thủ tục đăng kí kết hôn theo đúng pháp luật với mục đích xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Khi có mâu thuẫn dẫn đến gia đình lục đục thì vợ hoặc chồng hoàn toàn có thể gửi đơn xin ly hôn lên tòa án yêu cầu tòa cho ly hôn.
Với trường hợp mâu thuẫn về kinh tế, lý do ghi trong đơn yêu cầu ly hôn là không đạt được mục đích hôn nhân, tòa án sẽ thụ lí đơn giải quyết trường hợp này. Có 2 hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
Ly hôn thuận tình là việc hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia tài sản, quyền nuôi dưỡng con cái và các vấn đề khác.
Ly hôn đơn phương hay ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc một bên không đồng ý ly hôn hoặc cả hai cùng đồng ý ly hôn nhưng không thỏa thuận được về các vấn đề tài sản, quyền nuôi con hay nghĩa vụ về nợ.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ về hai trường hợp ly hôn.
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Việc ly hôn không phải là chuyện nhỏ, các cặp đôi nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi có quyết định ly hôn. Để làm thủ tục ly hôn, người yêu cầu ly hôn cần gửi hồ sơ tới tòa án bao gồm:
- Đơn xin ly hôn (thuận tình hoặc đơn phương);
- Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn bản chính;
- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân photo công chứng, chứng thực;
- Giấy khai sinh của con bản sao (nếu có con);
- Giấy tờ thỏa thuận về tài sản (nếu có);
- Sổ hộ khẩu photo công chứng, chứng thực (nếu có).
Xem thêm:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tòa án sẽ gọi hai bên lên tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì tòa sẽ xử lí yêu cầu ly hôn.
Khi ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế, các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn phần lớn là tài sản và các nghĩa vụ về nợ, nhiều trường hợp còn xảy ra tranh chấp nghiêm trọng dẫn đến vụ việc ly hôn khó xử lí.
Như đã phân tích ở trên, hồ sơ và thủ tục ly hôn cũng không có gì phức tạp trong trường hợp thuận tình ly hôn và không có tranh chấp gì về tài sản chung và quyền nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, trong các trường hợp phức tạp hơn thì rủi ro bị mất quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với quyền nuôi con, tài sản chung là có, cho nên các bạn nên tìm những người am hiểu pháp luật, văn phòng luật có kinh nghiệm trong việc tư vấn, giải quyết các vấn đề hôn nhân nhằm giúp các bạn bảo vệ được quyền lợi của mình.
Trên đây là bài viết của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình 1900.6512 để được các Luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải đáp.
LS. Lê Minh Công
Bài viết liên quan:
Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói
Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương