Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Một trong những lý do ly hôn phổ biến nhất hiện nay là Ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế.
Mâu thuẫn về kinh tế, cãi nhau về tiền bạc có nên ly hôn?
Căn cứ pháp lý:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng ly hôn do mẫu thuẫn về kinh tế ngày một gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó phần lớn là giới trẻ. Khi ở giai đoạn đẹp nhất của tình yêu, họ có thể bỏ qua sự khác biệt về nghề nghiệp, lối sống để đến với nhau thành vợ thành chồng.
Thế nhưng trong vòng 5 năm đầu chung sống các cặp vợ chồng có nguy cơ ly hôn rất cao và hầu hết lý do ly hôn thường là ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế.
Do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái..là nguyên nhân dẫn tới các cãi vã của không ít gia đình, ngay cả khi có một tình yêu mãnh liệt cũng không chống cự nổi...Hầu hết trong các Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đều thể hiện các cặp vợ chồng đến xin ly hôn không có tài sản chung.
Về căn cứ ly hôn,Luật HN&GĐ năm 2014 không có quy định rõ căn cứ Ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế, mà quy định hai trường hợp ly hôn: Vợ chồng thuận tình ly hôn (Điều 55) và một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn (Điều 56).
Theo quy định trên, nếu hai bên vợ chồng có mâu thuẫn về kinh tế vô cùng sâu sắc, không thể cảm thông chia sẻ và đồng hành cùng nhau được trên con đường hôn nhân mà cả hai bên đều muốn ly hôn, giải thoát cho nhau thì có thể đi đến phân chia tài sản, nợ chung, con cái và làm thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế
Căn cứ quy định tại Điều 56 – Luật HN&GĐ năm 2014 : căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng, cụ thể là: “Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;”
Theo quy định về đơn phương ly hôn, nếu như mâu thuẫn về kinh tế quá trầm trọng, nguồn tiền để nuôi sống gia đình chỉ do một người tạo ra mà người còn lại không muốn cùng nhau phát triển kinh tế xây dựng gia đình. Khi được đề nghị ly hôn thì do lười biếng, lo sợ mất đi người chăm sóc cung cấp chi phí sinh hoạt nên không đồng ý... Để giải quyết vấn đề trên thì có thể lựa chọn đơn phương ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế.
Tuy nhiên ly hôn chỉ là giải pháp cuối cùng khi mâu thuẫn về kinh tế không thể hóa giải được mặc dù đã dùng mọi biện pháp. Trước khi đặt bút ký đơn ly hôn vợ, chồng phải suy nghĩ thật kĩ, hãy nhìn lại những khó khăn đã từng cùng nhau vượt qua và cho nhau cơ hội cuối cùng để có được cuộc hôn nhân viên mãn.
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về việc Ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế, bạn đọc muốn được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn Luật 19006512 để được hỗ trợ.
Luật sư Lê Minh Công