Ly thân bao lâu thì ly hôn?

Luật sư DFC

10:42 - 13/08/2021

Nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn ly thân trước khi chính thức tiến hành thủ tục ly hôn. Vậy ly thân bao lâu thì ly hôn được? 

Hỏi: "Chào Luật sư, tôi muốn được Luật sư tư vấn về việc ly hôn. Tôi và chồng kết hôn được 5 năm và có 1 bé 2 tuổi. Hiện tại do bất đồng quan điểm và không còn tình cảm, chúng tôi quyết định ly hôn. Tuy nhiên vì còn vướng mắc một số giấy tờ nên không thể làm thủ tục ly hôn luôn thì chúng tôi có thể ly thân trước rồi mới ly hôn không? Bạn tôi nói là vợ chồng thì phải có nghĩa vụ sống chung thì có đúng không. Việc thỏa thuận phân chia tài sản thì không có vướng mắc gì nhưng cả hai người chúng tôi đề muốn nuôi con thì làm thế nào để tôi giành được quyền nuôi con? Nếu chồng tôi được nuôi con mà không cho tôi đến thăm thì tôi phải làm sao? Cảm ơn Luật sư."

ly thân bao lâu thì ly hôn
Công ty Luật DFC - Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.6512

Đáp: chào bạn, Luật sư Công ty Luật DFC đã hiểu vấn đề bạn gặp phải và xin giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Ly thân bao lâu thì ly hôn?

Kết hôn là việc một nam một nữ khi đủ điều kiện theo pháp luật tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Khi mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ chồng có thể ly hôn. 

Theo khoản 2 điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Như vậy, chỉ cần là vợ chồng thỏa thuận thì có thể sống riêng, đồng nghĩa với việc ly thân, việc này không vi phạm quy định của pháp luật. vì vậy bạn hoàn toàn có thể ly thân trước khi ly hôn. 

Về quyền nuôi con, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố sau để quyết định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con:

  • Điều kiện kinh tế của đôi bên: mức lương, nghề nghiệp, chỗ ở ổn định,…

  • Con dưới 03 năm tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng rừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Con trên 07 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con

  • Căn cứ vào đạo đức của hai bên: có các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hay không, có tệ nạn xã hội hay hành vi bạo lực gia đình hay không,…

  • Căn cứ trên phương diện lợi ích tốt nhất cho con

Như vậy, con bạn mới 02 tuổi, nếu bạn có khả năng chăm sóc con thì con sẽ đương nhiên được giao cho bạn chăm sóc, bạn sẽ là người được trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp bạn không đủ điều kiện để chăm sóc con mà con được giao cho chồng bạn chăm sóc thì bạn vẫn có quyền đến thăm con. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, cha và mẹ dù là trực tiếp hay không trực tiếp nuôi con thì đều có nghĩa vụ chăm sóc, thăm nom và giáo dục con. Trừ trường hợp bạn thuộc diện bị hạn chế quyền thăm nuôi và có quyết định của tòa án thì bạn sẽ bị hạn chế gặp con. Nếu bạn không bị hạn chế thăm nuôi con thì không ai có quyền ngăn cản việc bạn gặp gỡ, chăm sóc và giáo dục con. Nếu chồng bạn có hành vi ngăn cản bạn gặp con thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn đến cơ quan thi hành án để đề nghị cơ quan thi hành án yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề ly thân bao lâu thì ly hôn của bạn. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 19006512 để được tư vấn trực tiếp một cách tận tình và chính xác nhất.

Bài viết liên quan:
 
 
 
Luật sư DFC

Luật sư DFC