Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt là gì? và những thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt như thế nào. Trước tiên, cần hiểu rằng, ly hôn thuận tình là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, hai bên thực sự tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân này; và hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài sản, vấn đề con chung (thỏa thuận này đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con).
Có thể bạn quan tâm:
những thủ tục ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt
1. Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt được không?
+) Pháp luật về ly hôn thuận tình vắng mặt
Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt không được pháp luật quy định một cách trực tiếp, cụ thể. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về thủ tục ly hôn thuận tình; theo đó, Thẩm phán phải tiến hành phiên họp hòa giải nhằm mục đích để hai vợ chồng đoàn tụ, Thẩm phán giải thích đầy đủ cho hai vợ chồng về quyền và nghĩa vụ của họ với nhau và giữa họ với con cái, cũng như quyền và nghĩa vụ của họ với các thành viên khác trong gia đình, giải thích về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan. Nếu sau khi hòa giải, hai vợ chồng vẫn giữ yêu cầu ly hôn thuận tình thì Thẩm phán xem xét công nhận việc ly hôn thuận tính đó.
+) Ly hôn thuận tình vắng mặt có được không?
Mặc dù như đã phân tích trên, pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp ly hôn thuận tình vắng mặt được hay không; tuy nhiên, dựa trên tinh thần pháp luật cũng như căn cứ vào quy định khác liên quan của Bộ luật tố tụng dân sự thì ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.
Cụ thể, căn cứ vào Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, ngoại trừ trường hợp người yêu cầu có đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Nếu người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ quyền yêu cầu và Tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Ở đây, đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì người yêu cầu chính là cả hai bên vợ và chồng. Như vậy, trong trường hợp ly hôn thuận tình vắng mặt, hai vợ chồng có đơn ly hôn thuận tình vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Đồng thời, có thể thấy rằng, việc Tòa án công nhận việc vợ chồng thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện: vợ chồng tự nguyện ly hôn; vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài sản và con chung; các thỏa thuận của vợ chồng đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con (Khoản 4 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Do đó, việc vợ chồng ly hôn thuận tình vắng mặt nhưng đảm bảo đầy đủ các điều kiện này thì có thể được công nhận ly hôn thuận tình.
+) Thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt: Để ly hôn thuận tình vắng mặt nhanh nhất, vợ chồng vắng mặt làm đơn xin vắng mặt và đề nghị Tòa án vẫn tiến hành xem xét công nhận việc ly hôn thuận tình của hai vợ chồng. Sau đó, thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt sẽ được thực hiện theo luật định, thẩm phán xem xét dựa trên hồ sơ tài liệu hai bên cung cấp để đưa ra quyết định công nhận việc ly hôn thuận tình hay không.
+) Đơn ly hôn thuận tình vắng mặt: Đơn ly hôn thuận tình vắng mặt cần trình bày rõ ràng 3 vấn đề sau: Một là, lý do chính đáng về việc vắng mặt của mình; Hai là, Trình bày thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, thỏa thuận về vấn đề tài sản và con chung là hoàn toàn tự nguyện, không hề bị cưỡng ép; Ba là, đề nghị Tòa án vẫn tiến hành phiên họp công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản đã chỉ ra và phân tích cho bạn đọc hiểu một cách cơ bản khi trả lời cho câu hỏi ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt có được không? Nếu bạn đọc có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt nói riêng hoặc liên quan đến lĩnh vực luật hôn nhân gia đình hoặc các lĩnh vực pháp lý khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006512 của Công ty luật DFC; đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kiến thức, có trình độ chuyên môn cao sẵn sàng giải đáp, tháo gỡ mọi vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!