Việc chồng cũ của bạn đến nơi sinh sống của mẹ con bạn không nhằm mục đích thăm nom con mà lại có hành vi gây rối, đe dọa cuộc sống của mẹ con bạn là vi phạm pháp luật. Vậy pháp luật quy định việc Ly hôn rồi mà chồng vẫn quấy rối như thế nào?
Ly hôn rồi mà chồng vẫn quấy rối phải làm sao?
Ly hôn việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, về phương diện pháp luật thì hai bên sẽ không còn mối quan hệ về hôn nhân, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Quyền và nghĩa vụ duy nhất của chồng cũ đó là thăm nom và cấp dưỡng cho con chung giữa hai người.
Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi năm nay 30 tuổi, tôi và chồng cũ đã ly hôn được gần 1 năm nay. Dạo gần đây, chồng cũ của tôi uống rượu say và thường xuyên đến nhà riêng của tôi chửi bới, đe dọa đòi giết và gây xáo trộn cuộc sống của mẹ con tôi. Vậy thưa Luật sư tôi phải làm sao để chồng cũ không quấy rối cuộc sống của gia đình tôi nữa ?
Công ty Luật DFC: Chào bạn. Đội ngũ Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây là nội dung tư vấn cho trường hợp của bạn từ các Luật sư.
Đầu tiên, yêu cầu chồng cũ không được phép đến nhà làm ảnh hưởng cuộc sống của gia đình chị. Nếu như chồng cũ của bạn không có thiện chí, vẫn đến nhà quấy rối thì nhờ người thân hoặc cơ quan công an tại địa phương để được hỗ trợ. Nếu có bất cứ hành vi gây tổn hại đến cơ thể, hoặc bất kỳ lời đe dọa nào từ chồng cũ của bạn thì nên ghi âm, chụp hình, trường hợp quay phim được thì nên quay lại. Sau đó, gửi cho cơ quan công an tố cáo hành vi của chồng cũ để xử lý theo quy định.
- Trường hợp lạm dụng việc thăm nom để gây rối, đe dọa, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình bạn thì yêu cầu Tòa án để hạn chế quyền thăm con của chồng cũ theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014.
“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
- Ngoài ra, việc chồng cũ uống rượu say đến nhà bạn gây rối có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, cụ thể:
“Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
- Nếu chồng cũ có hành vi đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của bạn hoặc người thân của bạn, khi bạn tố cáo Tòa án sẽ xem xét nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 133 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội đe dọa giết người.
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Hi vọng bài viết của chúng tôi hữu ích cho trường hợp Ly hôn rồi mà chồng vẫn quấy rối sau ly hôn phải làm sao? của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư DFC trực tiếp giải đáp. Trân trọng !
Bài viết liên quan:
Pháp luật xử lý như thế nào về vấn đề gây cản trở ly hôn?
Luật Thi hành án về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?
L.S Lê Minh Công