Hiện nay, việc ly hôn khá phổ biến và không quá khó khăn khi những đứa trẻ đã hơn 01 tuổi. Tuy nhiên, pháp luật có quy định như thế nào về thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi, quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn ra sao? Cùng Công ty luật DFC chúng tôi tìm hiểu với phần tư vấn dưới đây.
Thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi
Hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi vấn đề như sau. Tôi và chồng tôi kết hôn từ năm 2017, nay có một bé trai được 05 tháng tuổi. Hiện tại vợ chồng tôi có mâu thuẫn và không thể sống chung được nữa nên muốn ly hôn, nhưng tôi bảo chồng là đợi con lớn hơn một chút rồi hãy ly hôn những chồng không chịu. Luật sư cho tôi hỏi là con tôi còn bé như thế thì chúng tôi có ly hôn được không? Nếu được thì thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi phải làm như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư Công ty Luật DFC. Luật sư xin trả lời vấn đề của bạn như sau:
Hôn nhân là mối quan hệ ràng buộc của 01 nam 01 nữ khi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên trong thực tế, hôn nhân không chỉ là mối quan hệ ràng buộc của 02 người, nó còn là sự ràng buộc của hai bên gia đình nội ngoại; ràng buộc về các vấn đề tài sản, đạo đức, đặc biệt khi vợ chồng có con, hôn nhân sẽ phát sinh mối ràng buộc đặc biệt về con cái. Nhiều cặp vợ chồng tuy hôn hạnh phúc nhưng vẫn cố duy trì hôn nhân vì các con, nhiều cặp lại lực chọn con đường ly hôn để giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm cả các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ dưới 01 tuổi.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Về quy định về ly hôn khi có con dưới 1 tuổi
Theo quy định tại khoản 3 điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 01 tuổi. Trong trường hợp này, người chồng đã bị pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định hạn chế quyền xin ly hôn khi con dưới 1 tuổi của người vợ.
Nếu người vợ muốn ly hôn, hoàn toàn có quyền nộp đơn yêu cầu xin ly hôn đơn phương. Vì vậy, nếu chồng bạn bị pháp luật hạn chế quyền ly hôn cho tới khi con bạn được hơn 01 tuổi. Còn về phần bạn, nếu muốn ly hôn, bạn có thể nộp đơn xin ly hôn như bình thường.
Căn cứ để ly hôn đơn phương bao gồm:
Khiến cho tình trạng hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng bao gồm những hành vi sau:
Việc hai vợ chồng bạn có mâu thuẫn về mặt nào, có đủ căn cứ để xin ly hôn đơn phương hay không được quy định trong những vấn đề nêu trên.
2. Về thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi
Nếu ly hôn khi con dưới 1 tuổi, cả hai vợ chồng có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con. Tuy nhiên trong trường hợp ly hôn khi con dưới 1 tuổi, quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con sẽ thuộc về người vợ theo quy định tại khoản 03 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình: "Khi con dưới 03 tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc giáo dục con thì cha mẹ có thể có những thỏa thuận khác để đảm bảo quyền và lợi ích cho con."
Nếu một trong hai người chăm sóc con thì người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Khi ly hôn khi con dưới một tuổi, nếu đủ điều kiện thì bạn sẽ là người được trực tiếp chăm sóc và giáo dục con. Nếu bạn không đủ điều kiện nuôi con thì có thể thỏa thuận với chồng về vấn đề này. Bạn nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng và ngược lại.
Thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi được tiến hành như thủ tục ly hôn đơn phương bình thường. Người vợ có quyền nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương đến tòa án bao gồm:
Hồ sơ xin ly hôn được nộp tại tòa án nhân dân huyện nơi người chồng đang đăng kí hộ khẩu thường trú và đăng kí tạm trú. Trong vòng từ 05- 07 ngày tòa án sẽ tiến hành gọi hai bên lên để hòa giải. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ thụ lý vụ việc và tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề thắc mắc của bạn về việc ly hôn khi con dưới 1 tuổi và thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng Liên hệ Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình 1900. 6512 để được tư vấn chu đáo và tận tình nhất.
Công ty Luật DFC với đôi ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề một cách nhanh chóng và nhiệt tình nhất.