Tôi thường xuyên bị chồng đánh đập và dọa nạt sẽ đuổi ra khỏi nhà. Vợ chồng tôi kết hôn được 10 năm và có với nhau 2 mặt con, con trai lớn 9 tuổi và con gái nhỏ 2 tuổi. Trước đây chồng tôi vẫn chú ý làm ăn và yêu thương gia đình. Tuy nhiên gần đây chồng tôi thường xuyên uống rượu say và đánh đập tôi, còn dọa đuổi tôi ra khỏi nhà. Hiện tại tôi muốn ly hôn, mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi về thủ tục ly hôn và phân chia tài sản cũng như quyền nuôi con. Tôi xin cảm ơn.
Ly hôn do chồng thường xuyên đánh đập và dọa nạt
Luật sư tư vấn:
Luật sư Công ty Luật DFC xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Theo như những gì bạn trình bày thì chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, bạn hoàn toàn đủ căn cứ để yêu cầu ly hôn. Trước hết, nếu bạn muốn ly hôn, bạn nên thỏa thuận về việc ly hôn với chồng trước. Nếu như vợ chồng có thể thoản thuận về việc ly hôn, về tài sản, con cái và các nghĩa vụ tài chính khác thì bạn có thể thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn.
Nếu như vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được về việc ly hôn thì bạn có quyền gửi đơn xin ly hôn đơn phương lên tòa án. Căn cứ để ly hôn đơn phương là việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Như vậy, bạn có đủ căn cứ để nộp đơn ly hôn tới tòa án yêu cầu ly hôn. Khi ly hôn đơn phương, tòa án sẽ căn cứ vào một số điều sau để phân chia tài sản chung:
Về quyền nuôi con, tòa sẽ căn cứ vào các tiêu chí sau:
Như vậy, con gái nhỏ của bạn sẽ được bạn trực tiếp chăm sóc, con trai lớn thì tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu xem cháu muốn ở với bố hay mẹ. Thông thường, tòa án sẽ quyết định cho mỗi bên nuôi một con. Tuy nhiên, còn phải căn cứ vào nguyện vọng của con, vào điều kiện của các bên để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con để tòa quyết định người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề ly hôn do chồng thường xuyên đánh đập và dọa nạt. Nếu bạn có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật 1900.6512 để được các Luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trực tiếp giải đáp.