Thi hành án là một thủ tục quan trọng trong việc để bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực trên thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế dù đã có một cơ quan riêng biệt có nhiệm vụ này cũng như một hệ thống pháp luật điều chỉnh những việc thi hành án nói chung và thi hành án về cấp dưỡng nuôi con nói riêng gặp phải không ít khó khăn. Sau đây, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 19006512 sẽ phân tích một tình huống đã gửi đến Công ty qua Tổng đài như sau:
Luật Thi hành án về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?
* Nội dung tình huống:
Chị Hoàng Thị G. (32 tuổi) có gửi đến nội dung tình huống như sau: “Bản án phúc thẩm số 37/2013/HNGĐ - PT ngày 03/10/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh H giữ nguyên bản án sơ thẩm số 123/2019/HNGĐ – ST ngày 05/09/2019 của Tòa án Nhân dân huyện L đã công nhận thuận tình ly hôn giữa tôi và chồng là anh Phan T (cư ngụ tại ấp 3, xã K, huyện L, tỉnh H). Về trách nhiệm nuôi hai con, cháu Phan H. (sinh năm 2009) và cháu Phan K. (sinh năm 2011) do tôi tiếp tục nuôi dưỡng, giáo dục. Anh T có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi hai con với số tiền 01 triệu đồng/tháng cho đến khi hai cháu thành niên, đủ khả năng tự lao động nuôi sống bản thân. Anh T có quyền thăm nom con chung.
Tuy nhiên, sau ly hôn, tôi phải một mình gồng gánh nuôi con, gia đình lâm vào hoàn cảnh ngày càng khó khăn. Trong khi đó, anh T - người phải thi hành án hàng tháng phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung lại “tránh né” nghĩa vụ cấp dưỡng đã 04 tháng này (từ tháng 12/2020 đến tháng 03/2021) với số tiền 04 triệu đồng, dù anh T có điều kiện thi hành. Vậy xin hỏi Luật sư, việc anh T vi phạm nghĩa vụ thi hành án về cấp dưỡng nuôi con trên với tôi thì tôi có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho hai cháu? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
>> Xem thêm: Luật về chu cấp nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Trước hết, Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của Khách hàng vì đã gửi nội dung tư vấn đến Tổng đài tư vấn. Sau đây, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn và giải đáp cho chị như sau:
- Thứ nhất, bản án số 37/2013/HNGĐ - PT ngày 03/10/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh H là bản án phúc thẩm về nội dung tranh chấp hôn nhân gia đình có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên xử. Mặc khác, tại điểm b, Khoản 1 Điều 2 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định đây là một trong những đối tượng được thi hành án;
- Thứ hai, nếu anh T (sau đây được gọi là bên phải thi hành án) vi phạm nghĩa vụ thi hành án về cấp dưỡng nuôi con với bản án phúc thẩm đã tuyên thì có thể xác định đây là cơ sở anh T không có ý chí tự nguyện dù có điều kiện thi hành án.
Từ những cơ sở trên, Chúng tôi nhận thấy rằng chị có thể bảo vệ quyền lợi được cấp dưỡng cho hai cháu bằng cách làm đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án gửi đến Chi cục Thi hành án huyện L (theo thẩm quyền thi hành án tại điểm b, Khoản 1, Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014). Sau khi có đủ điều kiện tiếp nhận đơn yêu cầu thì Chi cục Thi hành án huyện L ra quyết định thi hành án với anh T.
Trên đây là nội dung tư vấn của Chúng tôi về nội dung Thi hành án về cấp dưỡng nuôi con mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ nội dung thắc mắc và câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
>> Bài viết liên quan: Khi nào bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
L.S Lê Minh Công