Luật sư tư vấn ly hôn do chồng nghiện ma túy

Luật Sư: Lê Minh Công

10:50 - 26/12/2020

Trong hôn nhân, việc người chồng có phẩm chất không tốt, vướng vào những tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy là một trong những yếu tố rất phổ biến dẫn tới việc ly hôn hiện nay. Vậy khi người chồng nghiện ma túy thì thủ tục ly hôn sẽ như thế nào và bao gồm những bước gì?

Xem thêm: Chồng nghiện cờ bạc - Làm cách nào để ly hôn?

Luật sư tư vấn ly hôn do chồng nghiện ma túy 
Luật sư tư vấn ly hôn do chồng nghiện ma túy

1. Làm thế nào để ly hôn với người chồng nghiện ma túy?

Câu hỏi tư vấn: Xin chào luật sư, vợ chồng tôi đã kết hôn với nhau từ năm 2015 đến nay và có với nhau một bé gái 5 tuổi. Tôi thì chỉ là một giáo viên bình thường với mức lương ít ỏi còn chồng tôi thì không có việc làm lại còn bị bạn bè rủ rê vào con đường ma túy. Chính vì lí do đó mà dù đã bên nhau nhiều năm nhưng tài sản vợ chồng tích góp cũng chẳng được bao nhiêu, cuộc sống hôn nhân của tôi dường như không có lối thoát. Vì vậy, tôi rất muốn ly hôn nhưng không biết thủ tục ly hôn do chồng nghiện ma túy bao gồm những bước gì và phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong được luật sư tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, với những thông tin mà bạn cung cấp, đội ngũ luật sư về hôn nhân gia đình của Công ty luật DFC xin được tư vấn cho bạn thông qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý:

Đối với trường hợp của bạn thì để tiến hành ly hôn bạn có thể theo hai hướng là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn:

a. Trường hợp thuận tình ly hôn 

Thuận tình ly hôn là trường hợp mà cả hai vợ chồng đều thuận tình về việc ly hôn và đã có sự thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và con cái. 

Trong trường hợp này nếu cả hai đã thống nhất được với nhau về các vấn đề trên thì hai người có thể nộp đơn thuận tình ly hôn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ, chồng đang cư trú để làm thủ tục công nhận thuận tình ly hôn.

b. Trường hợp đơn phương ly hôn

Đơn phương ly hôn là trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc ly hôn hay không thống nhất được về việc phân chia tài sản, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Khi đó bạn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng của bạn đang cư trú.

Khi đã đầy đủ hồ sơ, tài liệu thì Tòa án sẽ thụ lý và tiến hành giải quyết việc ly hôn. Đối với quyền nuôi con, căn cứ theo khoản 2 điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì trường hợp hai bên không có thỏa thuận khác thì con dưới ba mươi sáu tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho người mẹ nuôi. 

Vậy với trường hợp của bạn, vì con của bạn đã trên ba tuổi nên để đảm bảo mình được quyền trực tiếp nuôi con thì bạn phải chứng minh được việc anh chồng nghiện ma túy, có cuộc sống tệ nạn gây ảnh hưởng xấu đến con cái đồng thời chứng minh rằng bạn có công việc ổn định, có đầy đủ khả năng nuôi dưỡng và đảm bảo cho con có cuộc sống ổn định nhất. 

c. Về hồ sơ ly hôn do chồng nghiện ma túy

Các hồ sơ, tài liệu cần thiết khi ly hôn bao gồm:

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (trong trường hợp thuận tình ly hôn) hoặc đơn khởi kiện ly hôn (trong trường hợp ly hôn đơn phương);

+ Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân của hai vợ chồng (Bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu (Bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực);

+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản có tranh chấp.

2. Quyền nuôi con khi ly hôn do chồng nghiện ma túy?

Tôi và chồng chung sống với nhau được 10 năm và có một con 7 tuổi nhưng do chồng tôi nghiện ma túy nên tôi không lo làm ăn cho được. Có nhiều tiền cũng chỉ ăn chơi không nghĩ cho vợ và con, tôi đi làm mà bị nhiều người soi mói rất chán nản, giờ tôi muốn ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con. Xin luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật DFC chúng tôi, với trường hợp này đội ngũ luật sư ly hôn chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho vợ chồng bạn ly hôn:

Được quy định rõ ràng tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Dựa theo quy định trên thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi chồng nghiện ma túy, chơi bời, không lo làm ăn, không quan tâm chăm sóc cho vợ và con. Khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án, bạn phải chứng minh được hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc, không thể kéo dài.

Hồ sơ ly hôn bạn nộp tại Tòa án nơi chồng bạn đang cư trú, hồ sơ như sau:

- Đơn ly hôn (theo mẫu).

- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn bản chính.

- Bản sao Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung) có chứng thực.

- Bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng có chứng thực.

- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, các loại tài sản khác.

Thứ 2, về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con sau ly hôn:

Trường hợp của bạn nằm ở khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, vì con bạn đã 7 tuổi thì quyền nuôi con sẽ phải xem xét theo nguyện vọng của con muốn sống với bố hay sống với mẹ,

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6512 để được giải đáp.

Công ty luật DFC là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn. Khách hàng khi sử dụng các dịch vụ về hôn nhân gia đình của Công ty luật DFC như Dịch vụ ly hôn nhanh, dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án hôn nhân gia đình,… không chỉ được bảo đảm quyền lợi một cách tối ưu nhất mà còn được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình, chắc chắn. Dịch vụ ly hôn nhanh, liên hệ: 19006512

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC về vấn đề Ly hôn do chồng nghiện ma túy. Nếu quý độc giả có bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật 1900.6512 để dược hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Tư vấn ly hôn do chồng nghiện cờ bạc, nợ nần, gái gú

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.