Luật hôn nhân và Gia đình năm bổ sung gì mới năm 2019

Luật Sư: Lê Minh Công

14:47 - 13/02/2020

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có bổ sung gì mới năm 2019 là luật điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân và gia đình có hiệu lực hiện hành ở nước ta. Kế thừa và phát triển những quy định trước đây của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì luật hôn nhân và gia đình hiện tại được coi là một bước phát triển “nhảy vọt” trong kỹ thuật làm luật ở nước ta. Vậy bước sang năm 2019 thì pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có điểm gì nổi bật? Trình tự và thủ tục liên quan đến vấn đề ly hôn bao gồm những bước nào? Án phí khi tiến hành ly hôn được quy định ra sao? Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn luật của Công ty tư vấn luật DFC xin gửi đến bạn bài viết ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
  • Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình do Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

Nội dung tư vấn

1. Một số vấn đề cần lưu ý về thủ tục giải quyết vấn đề ly hôn năm 2019 

1.1. Mức án phí ly hôn theo quy định hiện hành

Án phí ly hôn theo ngạch là án phí ở mức cố định và được Nhà nước ấn định một mức giá cụ thể. Trong đó, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hôn nhân và cụ thể ở đây là ly hôn mà không yêu cầu giải quyết về vấn đề liên quan tới tài sản hoặc thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài sản mà không cần Tòa án xem xét, giải quyết.

Căn cứ vào Nghị quyết số 326/2014/UBTVQH của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì án phí ly hôn ở mức cố định (theo giá ngạch ở cấp Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án) là 300 ngàn đồng.

1.2. Án phí ly hôn không theo giá ngạch

Án phí ly hôn không theo giá nghạch là bên cạnh mức án phí ly hôn cố định của Tòa án như trên và các bên đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về vấn đề tài sản hoặc không thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài sản mà cần Tòa án xem xét, giải quyết.

Cụ thể, án phí ly hôn không theo giá ngạch cũng được quy định ở Nghị quyết số 326/2014/UBTVQH của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như sau:

  • Từ 06 triệu đồng trở xuống thì án phí nộp thêm là 300 ngàn đồng;
  • Trên 06 triệu đồng đến dưới 400 triệu đồng thì án phí nộp thêm là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
  • Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng thì án phí nộp thêm là 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
  • Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng thì án phí nộp thêm là 36 triệu đồng và  3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng;
  • Từ trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng thì án phí phải nộp thêm là 72 triệu đồng và 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng;
  • Từ trên 04 tỷ đồng thì án phí nộp thêm là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 04 tỷ đồng.

1.3. Trường hợp được giảm án phí khi ly hôn tại Tòa án

Trước đây luật quy định người được giảm án phí khi ly hôn thuộc trường hợp người có khó khăn về mặt kinh tế đã có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người ấy cư trú thì được miễn một phần án phí, lệ phí. 

Hiện nay, điều kiện để được giảm án phí và lệ phí đã có sự thay đổi. Theo đó, chỉ khi có xác nhận một người gặp sự kiện bất khả kháng khiến người ấy không đủ tài sản để nộp án phí, lệ phí thì mới được giảm 50% mức đóng án phí, lệ phí theo quy định mà người đó đáng ra phải nộp.

Sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự là “sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” (Điều 156 của Bộ luật Dân sự năm 2015).

2. Những điểm nổi bật của luật hôn nhân gia đình năm 2019

Những điểm nổi bật của luật hôn nhân gia đình năm 2019. Năm 2019 là năm thứ 05 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực và được là văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tiễn thì những hạn chế và thiếu sót trong các quy định của pháp luật đã bộc lộ. Vì vậy, năm 2019, Luật Hôn nhân và Gia đình có những điểm nổi bật được Nhà nước ta quy định ngay sau đây:

2.1. Pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo là một trong những quy định mới được Nhà nước ta pháp điển hóa vào trong luật và thừa nhận. Đây là một quy định pháp luật mới được tiếp thu và học hỏi từ bạn bè quốc tế trong kĩ thuật và tiến trình làm luật. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một quy định mang tính nhân văn, chúng ta cần phân biệt với mang thai vì mục đích thương mại – gọi tắt là “đẻ để mua bán lấy một lợi ích cụ thể nào đó”. Theo đó, giúp ích cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con hoặc những người độc thân không muốn lập gia đình có cơ hội được làm cha, làm mẹ.

Về quyền và nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại các Điều 97, 98 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

2.2. Phạm vi quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được mở rộng 

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bổ sung hoàn thiện và đây được coi là một điểm mới trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân. Cụ thể, tại Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

  • Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  • Đồng thời, vợ hoặc chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2.3. Công việc nội trợ cũng được coi là công việc có thu nhập

Điều 07 Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC – VKSNDTC – BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết ly hôn thì có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập và đóng góp tài sản chung ấy: “…Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.”

2.4. Kết hôn đồng giới không thuộc điều cấm của pháp luật

Tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2018 đã bãi bỏ quy định ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới trên cơ sở sinh học. Đây là bước thay đổi lớn trong tư duy của những người làm công tác về vấn đề người đồng giới cũng như việc kết hôn cùng giới. Tuy nhiên, Nhà nước ta hiện nay cũng không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2.5. Tuổi kết hôn được quy định mới

Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ là đủ 18 tuổi trở lên. Đối với những trường hợp không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh thì phải thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Việc nâng độ tuổi kết hôn như trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì độ tuổi đủ như trên nhằm phù hợp hơn và tránh sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật có liên quan.

    Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.