Những điều cần biết về luật đất đai trong hôn nhân

Luật Sư: Lê Minh Công

14:56 - 16/12/2019

Có thể thấy rằng, vấn đề đất đai trong quan hệ hôn nhân là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, cụ thể là vấn đề xác định đất đai là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng và các vấn đề khác liên quan. Xuất phát từ điều này, bài viết dưới đây xin làm rõ cho bạn đọc vấn đề luât đất đai trong hôn nhân, mong qua đó phần nào đem lại ý nghĩa và giúp ích cho bạn đọc! 

1. Luật đất đai trong hôn nhân đối với đất đai là tài sản chung của vợ chồng

  • Luật đất đai trong hôn nhân về căn cứ xác định đất đai là tài sản chung của vợ chồng. 

Trước tiên, ta cần hiểu rằng, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra; là thu nhập từ lao động, hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, hoặc thu nhập từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng của vợ, chồng; hay từ bất kỳ các nguồn thu nhập hợp pháp nào khác trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng có thể bao gồm cả tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung, hoặc có thể là do vợ chồng tự thống nhất thỏa thuận đó là tài sản chung của vợ chồng. 

luật đất đai trong hôn nhân

Đặc biệt, cần lưu ý rằng, ngoại trừ khi vợ chồng được thừa kế, tặng cho riêng hay thông qua giao dịch bằng tài sản, thì quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn sẽ là tài sản chung của vợ chồng. 

Thêm vào đó, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ, chồng đang có tranh chấp, bao gồm cả về quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ hoặc tài sản riêng của chồng thì tài sản tranh chấp đó được coi là tài sản chung của vợ chồng. 

Như vậy, đất đai khi thỏa mãn thuộc các trường hợp nêu trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

  • Luật đất đai trong hôn nhân về việc sở hữu đất đai là tài sản chung của vợ chồng.

Đất đai là tài sản chung của vợ chồng, tức là sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khi đó, đất đai là tài sản chung của vợ chồng này sẽ được dùng để đảm bảo cho nhu cầu của gia đình cũng như thực hiện các nghĩa vụ chung khác của vợ chồng.

Việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho… hay mọi giao dịch khác liên quan đến đất đai là tài sản chung của vợ chồng sẽ do vơ chồng thỏa thuận và phải thể hiện bằng văn bản.    

  • Luật đất đai trong hôn nhân về đăng ký đất đai là tài sản chung của vợ chồng:              

Luật đất đai trong hôn nhân cũng quy định về đăng ký quyền sử dụng đất đối với đất đai là tài sản chung của vợ chồng; cụ thể là sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận chỉ ghi tên một người.

2. Luật đất đai trong hôn nhân đối với đất đai là tài sản riêng của vợ chồng

  • Luật đất đai trong hôn nhân về căn cứ xác định đất đai là tài sản riêng của vợ chồng

Trước tiên, cần hiểu rằng, tài sản riêng của vợ chồng được hiểu gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trước khi kết hôn; hoặc là tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; hoăc tài khác phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng mà được pháp luật quy định thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.     

Đồng thời, cần lưu ý rằng, tài sản riêng của vợ chồng còn bao gồm cả tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng; cụ thể đó có thể là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân .

Như vậy, luật đất đai trong hôn nhân về căn cứ xác định đất đai là tài sản riêng của vợ chồng, theo đó, đất đai vợ chồng có được trước khi kết hôn; hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng, thừa kế riêng được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng.    

  • Luật đất đai trong hôn nhân về việc sở hữu đất đai là tài sản riêng của vợ, chồng.

Đất đai là tài sản riêng của vợ, chồng; tức là vợ, chồng có quyền mua bán, tặng cho hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình. 

Khi đất đai là tài sản riêng của vợ chồng thì nghĩa vụ về đất đai là tài sản riêng này được thành toán từ tài sản riêng của bên vợ, chồng đó.

Đồng thời, cần lưu ý rằng, nếu đất đai là tài sản riêng của vợ, chồng mà hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng là đất đai đó lại là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng là đất đai này phải có sự đồng ý của bên vợ, chồng còn lại. 

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, vợ chồng cũng có quyền thỏa thuận nhập đất đai là tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng. Khi đó, mọi giao dịch liên quan đến đất đai này phải đảm bảo theo sự thỏa thuận của các bên, cũng như đảm bảo quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, về nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng là đất đai đã được nhập vào tài sản chung này được thực hiện bằng tài sản chung, ngoại trừ khi vợ, chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác. 

Như vậy, có thể thấy rằng, luật đất đai trong hôn nhân đã có quy định một cách rõ ràng, cụ thể về đất đai là tài sản chung, hoặc đất đai là tài sản riêng của vợ chồng. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến luật đất đai trong hôn nhân nói chung hay về luật đất đai hoặc luật hôn nhân gia đình nói riêng, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512 của Công ty luật DFC; đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của DFC sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.