Trong quá trình giải quyết ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận bồi thường cho bên kia một khoản tiền nhất định để việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng hơn. Tòa án cũng chấp thuận thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên đây có xem là bồi thường cho những mất mát tuổi thanh xuân sau khi ly hôn? Và đây có phải nghĩa vụ bắt buộc của một bên khi ly hôn hay không? Luật sư DFC sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này.
Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn
Để trả lời cho vấn đề này, ta cần xem xét một số văn bản pháp luật có liên quan như
Luật Dân sự
Luật Hôn nhân gia đình
Một số nghị định, thông tư hướng dẫn.
Sau khi xem xét tất cả các văn bản nêu trên, có thể thấy hiện nay không có bất cứ một văn bản nào thừa nhận cũng như quy định về khái niệm tiền bồi thường cho những mất mát tuổi thanh xuân cũng như quy định mức bồi thường là bao nhiêu. Chính vì thế, có một số trường hợp ta thấy những cặp vợ chồng khi ly hôn, người vợ được chồng chu cấp cho một khoản tiền và gọi là đền bù cho tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách nói trong thực tế, chứ pháp luật không có bất cứ quy định nào. Việc một bên đưa cho bên còn lại một khoản tiền khi ly hôn có thể vì những lý do như sự thương cảm, muốn cho người kia một số tiền để sinh sống tốt hơn sau này hoặc để thủ tục ly hôn được thoả thuận nhanh chóng hơn.Tại Toà án, nếu hai bên có sự thoả thuận, trong đó có quy định về việc một bên đưa cho bên còn lại một khoản tiền thì Toà cũng sẽ công nhận sự thoả thuận giữa các bên và giải quyết thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng hơn.
Như đã trình bày ở trên, hiện pháp luật không có bất cứ quy định nào về đền bù tổn thất tuổi thanh xuân. Bên cạnh đó, xét về mặt nguyên tắc, để được bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự thì phải đáp ứng 3 điều kiện sau mới được bồi thường:
Có hành vi trái pháp luật
Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại trên thực tế.
Việc hai vợ chồng lấy nhau là hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng nên không thể nói việc lấy chồng hay lấy vợ là trái pháp luật dẫn đến tổn thất tuổi thanh xuân. Điều này không hợp lý cả về mặt luật pháp lẫn trên thực tế. Không chỉ vậy, nếu xét lấy chồng/ vợ là tổn thất tuổi thanh xuân thì người còn lại cũng mất một khoảng thời gian như vậy. Cả hai người cùng dành một khoảng thời gian để chung sống bên cạnh nhau nên không thể nói một người bị tổn thất tuổi thanh xuân còn người còn lại không được.
Như vậy, việc đền bù tiền tổn thất tuổi thanh xuân theo quy định của pháp luật là không có. Nếu hai bên không có thoả thuận thì toà sẽ không giải quyết việc này. Trong trường hợp hai bên có thoả thuận thì toà sẽ công nhận mức đền bù tổn thất tinh thần này. Và vì đây là sự thoả thuận của hai bên nên Toà cũng sẽ không ấn định mức đền bù cụ thể mà sẽ công nhận sự thoả thuận các bên, không có giới hạn.
Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề tiền bồi thường tuổi thanh xuân sau ly hôn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 1900 6512 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Trân trọng!!!
LS. Lê Minh Công
-----------------------
Liên quan đến nội dung chia của hồi môn sau khi ly hôn, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau: