Năm 2016, tôi và vợ ly hôn, chúng tôi có 2 con chung, khi ly hôn Tòa án giao bé đầu cho tôi nuôi dưỡng, năm nay bé 10 tuổi. Do quá trình di chuyển chỗ ở tôi đã làm thất lạc giấy khai sinh của con. Vợ chồng tôi đã ly hôn và bây giờ tôi muốn làm lại giấy khai sinh cho con thì phải làm như thế nào ? Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.
Xem thêm:
Làm lại khai sinh cho con sau khi bố mẹ ly hôn như thế nào?
Công ty Luật DFC: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã nắm bắt được sự việc của anh và đưa ra thông tin giải đáp về câu hỏi làm lại khai sinh cho con sau khi bố mẹ ly hôn như thế nào? Sau đây là nội dung tư vấn chi tiết:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân như:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Khi giấy khai sinh bị mất hoặc bị hư hỏng thì không phải trường hợp nào cũng được làm lại giấy khai sinh theo quy định Luật Hộ tịch 2014.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền từ ngày 01/01/2016 trở về trước mà bị mất hết sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch thì mới được đi đăng ký làm lại giấy khai sinh. Đối với những trường hợp đăng ký khai sinh trước 01/01/2016 nhưng vẫn còn sổ hộ tịch hoặc bản chính giấy tờ hộ tịch thì sẽ không được đăng ký làm lại giấy khai sinh mà chỉ được yêu cầu trích lục hộ tịch.
Dựa vào thông tin anh cung cấp thì vợ chồng anh đã ly hôn từ năm 2016. Tuy nhiên, việc ly hôn về mặt quy định pháp luật chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng, còn quan hệ đối với con cái thì vẫn được giữ nguyên. Vì thế, thông tin trên giấy khai sinh trong trường hợp phải xin cấp lại vẫn được kê khai theo như thông tin khai sinh lúc ban đầu. Đồng nghĩa với việc tên cha và mẹ của con anh vẫn được ghi nhận trong giấy khai sinh xin cấp lại cho dù vợ chồng anh đã ly hôn.
Trong trường hợp UBND xã nơi đăng ký khai sinh cho con anh lần đầu còn lưu giữ sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch thì anh có thể xin trích lục giấy khai sinh cho con. Giá trị của bản trích lục khai sinh có hiệu lực tương đương với bản chính, vì thế anh phải đến UBND xã để yêu cầu trích lục Giấy khai sinh trước khi tiến hành làm lại Giấy khai sinh cho con.
Xem thêm: Quy định pháp luật về việc khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai?
Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh theo quy định pháp luật thực hiện như sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó phải có cam đoan của người yêu cầu làm lại về việc không còn lưu giữ được bản chính giấy khai sinh.
– Bản sao toàn bộ giấy tờ của người yêu cầu cấp lại giấy khai sinh hoặc cá giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung khai sinh của người đó như bản sao giấy khai sinh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, học bạ, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ…
– Nếu trong trường hợp người yêu cầu cấp lại giấy khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang thì cần phải cung cấp thêm văn bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì người có yêu cầu cấp lại giấy khai sinh tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đó đã cấp giấy khai sinh hoặc nơi cư trú.
Nếu trong trường hợp việc đăng ký lại giấy khai sinh thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đăng ký khai sinh trước đây thì sẽ có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký trước đây để kiểm tra, xác minh lại thông tin
Kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra, xác minh lại hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành đăng ký lại khai sinh như thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu.
Hi vọng bài viết hữu ích cho trường hợp Làm lại khai sinh cho con sau khi bố mẹ ly hôn như thế nào? của anh. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư tư vấn miễn phí, nhanh chóng và chính xác nhất.
LS. Lê Minh Công
Những câu hỏi liên quan: