Chỉ vì những xích mích nhỏ nhặt trong cuộc sống gia đình mà những ông chồng đã xuống tay bạo hành gia đình, hành hạ người vợ một thời đầu gối tay ấp. Gia đình, nơi được gọi hai tiếng thân thương là "Tổ ấm", nhưng đối với nhiều người phụ nữ đáng thương thì nó là "Địa ngục trần gian". Nỗi đau từ những bản án và vết thương tâm hồn mãi là sự ám ảnh trong suốt cuộc đời của con người.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn vì bị chồng đánh đập, bạo hành như thế nào?
Hỏi về tư vấn ly hôn khi bị chồng bạo hành
Chào luật sư. Tôi có một vấn đề muốn luật sư giúp đỡ như sau. Tôi năm nay 28 tuổi làm giáo viên, chồng tôi 30 tuổi làm công nhân. Chúng tôi lấy nhau đến nay đã được 4 năm và có 2 người con, cháu lớn năm nay 3 tuổi, cháu nhỏ 4 tháng. Lúc mới lấy nhau về chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc, tuy nhiên khoảng 1 năm trở lại đây, công việc của chồng tôi không thuận lợi, thường xuyên cùng bạn bè nhậu nhẹt sau đó về nhà mắng nhiếc, chửi rủa thậm chí còn đánh đập tôi rất nặng. Tôi bị đánh đến bầm dập cơ thể và mặt mũi khiến tôi rất đau đớn cũng như ảnh hưởng đến công việc đi dạy của tôi. Tôi muốn ly hôn với chồng nhưng con còn nhỏ vậy có được không?
Trả lời.
Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho Luật sư DFC. Với trường hợp của chị, Luật sư DFC đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Như vậy trong trường hợp này, chị và chồng có thể cùng gửi yêu cầu giải quyết ly hôn (Thuận tình ly hôn) hoặc nếu chồng chị không đồng ý ly hôn thì chị có thể tự mình yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn (đơn phương ly hôn).
Trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều muốn ly hôn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Nếu chồng chị không đồng ý ly hôn thì chị có thể yêu cầu đơn phương ly hôn.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứvề việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy căn cứ vào Khoản 1 Điều 56, trong trường hợp chồng chị thường xuyên đánh đập, có hành vi bạo lực gia đình đối với chị thì khi có căn cứ, Tòa có thể giải quyết yêu cầu ly hôn của chị. Những căn cứ để chứng minh bị bạo hành chẳng hạn như các hình ảnh, video, biên bản làm việc…
Về việc con thứ 2 của chị mới được 4 tháng tuổi. Theo quy định tại khoản 3 Điều 51
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, pháp luật chỉ cấm chồng không được yêu cầu ly hôn trong trường hợp con dưới 12 tháng nhưng không cấm vợ yêu cầu ly hôn. Vì vậy, khi con chị hiện nay mới chỉ được 4 tháng tuổi thì chị hoàn toàn có thể yêu cầu ly hôn.
2. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (trong trường hợp không có bản chính thì có thể cung cấp bản sao kèm theo lý do)
3. Bản sao CMND
4. Bản sao Sổ hộ khẩu
5. Bản sao Giấy khai sinh của các con
6. Các giấy tờ về tài sản.
Thẩm quyền giải quyết: Sau khi chuẩn bị các hồ sơ trên, chị đem đến Tòa án cấp huyện nơi chồng chị cư trú hoặc làm việc. Sau khoảng 5 ngày làm việc, Tòa án sẽ xem xét và ra Thông báo thụ lý.
Xem thêm: Chồng bạo hành vợ, bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào?
LS. Lê Minh Công
Bài viết liên quan: