Con sinh ra sau ly hôn có phải con chung không? Nếu muốn giành quyền nuôi con thì phải làm như thế nào? Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.
Giành quyền nuôi con khi con sinh ra sau khi ly hôn?
Hỏi: Chào Luật sư DFC tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp cho tôi, tôi và vợ mới ly hôn được 3 tháng do cô ta ngoại tình với người đàn ông khác. Từ trước khi ly hôn do đặc thù công việc là bộ đội đóng quân ở xa nên tôi chỉ có thể về nhà vào cuối tuần. Bây giờ cô ấy lại thông báo với tôi là đã có thai tôi có tìm hiểu Luật có thấy quy định nếu con sinh ra sau ly hôn 300 ngày thì sẽ là con chung của vợ chồng. Vậy trường hợp này đứa con cô ấy sinh ra sẽ đương nhiên là con của tôi có phải không? Nếu tôi xác định ADN mà nó ra kết quả đứa bé không phải con của tôi mà là con của bồ cô ta thì tôi vẫn phải chịu trách nhiệm nuôi đứa trẻ đúng không ạ? Rất mong Luật sư sớm tư vấn và giải đáp cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn: Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin tư vấn và giải đáp, đối với tình huống về quyền nuôi con khi con sinh ra sau ly hôn của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin phép được giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định của Điều 88, Luật hôn nhân và gia đình 2014 con sinh ra sau ly hôn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt là con chung của vợ chồng. Thời điểm chấm dứt hôn nhân ở đây là khi có bản án về ly hôn hoặc biên bản về công nhận thuận tình ly hôn của Tòa. Theo đó, vợ anh có thai sau 3 tháng kể từ khi anh ly hôn thì đương nhiên là con của anh. Nếu anh nghi ngờ đứa trẻ không phải con của mình thì phải đi xin giấy xác nhận ADN, căn cứ vào giấy xác nhận ADN anh có thể yêu cầu Tòa án hoặc Cơ quan hộ tịch đã cấp giấy khai sinh gốc giải quyết.
Nếu anh với vợ cũ của mình và người đàn ông kia thỏa thuận về việc người đàn ông kia sẽ nhận cha cho đứa trẻ, trường hợp này sẽ được coi là không có tranh chấp và anh có thể gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký hộ tịch là ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đứa trẻ được cấp giấy khai sinh để tiến hành cải chính hộ tịch. Khi nộp hồ sơ đến cơ quan hộ tịch ngoài giấy tờ về nhân thân của ba người, anh phải nộp kèm đơn tự khai theo mẫu của pháp luật và giấy cam đoan xin nhận cha cho con của anh bồ của chồng chị cùng giấy xác định ADN.
Đây là trường hợp mà anh không thể thuyết phục vợ cũ cũng như bồ của anh ta tiến hành nhận cha cho đứa trẻ. Như vậy sẽ được coi là có phát sinh tranh chấp khi đó phải mang ra Tòa án cùng cấp với cơ quan đăng ký hộ tịch đã cấp giấy khai sinh cho cháu bé yêu cầu sửa lại giấy đăng ký khai sinh đã cấp căn cứ theo khoản 4, Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP. Thủ tục giải quyết tại Tòa sẽ theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 và căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu của anh bắt buộc phải là giấy chứng nhận ADN chứng minh anh và đứa trẻ không có quan hệ cha - con về mặt sinh học.
Trên đây là những tư vấn và giải đáp của chúng tôi đối với tình huống xác định con sinh ra sau ly hôn. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này mà chưa rõ hay còn khúc mắc có thể liên hệ về số hotline Tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 của chúng tôi để được các chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ và chăm sóc một cách tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề
=> Luật sư DFC chia sẻ những kinh nghiệm giành quyền nuôi con
LS. Lê Minh Công