Trong những số bài viết trước Luật sư DFC có nhận được rất nhiều các phản hồi từ phía bạn đọc hỏi về lĩnh vực hôn nhân gia đình, đặc biệt câu hỏi mà chiến đa số trong lĩnh vực này là về vấn đề ly hôn như: ly hôn thì con sẽ do ai nuôi, đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không,… để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của bạn đọc và quý khách hàng thân thuộc của Công ty Luật DFC chúng tôi là những Luật sư lâu năm với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đã cùng nhau nghiên cứu, thảo luận và biên tập nên bài viết này. Hy vọng nó giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được gặp trực tiếp Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn!.
Xem thêm: Quyền nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi có phải ưu tiên cho mẹ nuôi?
Tình huống: "Kính chào Luật sư, em năm nay 28 tuổi, em và chồng kết hôn được hơn 5 năm có được 01 cháu bé năm nay cháu được 4 tuổi. Thời gian chung sống với nhau em phát hiện ra chồng rất nhiều khuyết điểm, mặc dù em đã nhắc nhở nhiều lần nhưng anh ta vẫn không chịu thay đổi, đặc biệt là rất hay đi uống rượu say về rồi đánh em. Nay em muốn làm đơn đơn phương ly hôn nhưng em lo sợ răng em không được quyền nuôi con. Vậy Luật sư tư vấn cho em với ạ ? Em cảm ơn Luật sư nhiều ạ!"
Xin chào bạn, lời đầu tiên cho phép Luật sư DFC xin được gửi lời cảm ơn tới bạn vì đã tin tưởng chia sẻ câu chuyện và sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến của Công ty Luật DFC. Nội dung của bạn chúng tôi xin phép được đưa ra tư vấn như sau:
Đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không - Tư vấn miễn phí: 1900.6512
Theo quy định chi tiết tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc tiến hành trông nom, chăm sóc, dưỡng dục con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo như những dẫn chiếu bên trên, việc con mà dưới 36 tháng tuổi sẽ được bàn giao trực tiếp cho phía mẹ cháu bé nuôi, tuy nhiên hiện nay con của bạn hiện nay đã được 4 tuổi (tức là đã trên 36 tháng tuổi) nên ta không thể tiến hành áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 81. Do vậy khả năng được quyền nuôi con của cả hai vợ chồng là ngang nhau. Trước khi xác định được ai sẽ là người được nuôi con khi hai vợ chồng tiến hành ly hôn thì trước tiên hai vợ chồng sẽ phải thỏa thuận về người trực tiếp được hưởng quyền nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với các con. Trường hợp các bên không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định bàn giao con cho một bên trực tiếp tiến hành nuôi dưỡng cho bên nào có khả năng cũng như điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.
>> Ly hôn mất bao nhiêu tiền? Bảng giá phí dịch vụ ly hôn DFC
Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày, điều kiện về học tập…
Điều kiện về tinh thần như: Thời gian để chăm sóc, dạy dỗ con cái, giáo dục con, tình cảm mỗi bên đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con được vui chơi giải trí, nhân cách về đạo đức, trình độ về học vấn … của mỗi bên cha mẹ.
Trên đây là nội dung về việc đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không? Hy vọng nó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được gặp trực tiếp Luật sư DFC.
Câu hỏi liên quan:
Muốn thay đổi quyền nuôi con trên 3 tuổi phải làm thế nào
Vợ không có việc làm ổn định nhưng khi ly hôn muốn đòi quyền nuôi con hơn 1 tuổi
Vợ chồng đều thất nghiệp thì ai có thể giành quyền nuôi con?
Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi?
Làm thế nào để tôi có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?
Vợ/chồng cần phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con?
Giành quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi như thế nào?
Phải làm gì để giành được quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?
Nhắn tin ngoại tình trên Facebook thì có được coi là chứng cứ ly hon