Có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:41 - 14/06/2021

Giải quyết vấn đề con chung sau ly hôn nhằm thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Vậy có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật TNHH TVTN DFC thông qua giải đáp tình huống sau đây:

Xem thêm: Tư vấn về thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

 Có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không?Có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không?

Nội dung tình huống: “Tôi và vợ ly hôn vào năm 2017, theo bản án có hiệu lực của Tòa án Nhân dân có thẩm quyền thì vợ tôi có quyền nuôi con chung, tôi có quyền thăm nom cháu, cháu hiện tại đã 8 tuổi. Thời gian gần đây, tôi biết tin vợ cũ của tôi có tham gia vào đường dây mua, bán phân phối chất ma tủy và hiện tại đã bị Cơ quan chức năng tạm giam để điều tra vụ án mua, bán trái phép chất ma túy. Vậy thưa Luật sư, trường hợp của tôi thì tôi có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

Giải đáp tình huống: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn của Công ty Luật TNHH TVTN DFC thông qua tổng đài tư vấn miễn phí 19006512 xin đưa ra ý kiến giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Đòi lại quyền nuôi con từ vợ được không?

- Thứ nhất, trường hợp bạn chia sẻ thuộc trường hợp giải quyết nhằm thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. 

- Thứ hai, với trường hợp vợ bạn có hành vi vi phạm pháp luật và đang bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra. Do đó, có cơ sở nhận định vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đây là căn cứ để bạn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (ở đây là Tòa án Nhân dân) giải quyết vấn đề này. Lưu ý đối với trường hợp này, con chung của hai người đã 8 tuổi; vì vậy, Tòa án cần phải xem xét nguyện vọng của cháu. 

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

 

 

Như vậy, chúng tôi cho rằng có căn cứ và cơ sở để anh có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn. 

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH TVTN DFC về nội dung có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề cần giải đáp liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để được Luật sư tư vấn trực tiếp miến phí. Trân trọng!

Bài viết liên quan: 
L.S Lê Minh Công
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.