Xã hội ngày càng phát triển là tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng. Có một thực tế là sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng muốn đổi họ cho con theo họ của mình. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Cách đổi họ cho con sau khi ly hôn ra sao?
Cách đổi họ cho con sau khi ly hôn
Hỏi: Thưa Luật sư, tôi và chồng hiện nay đã ly hôn. Hiện nay, tôi có 2 cháu, một cháu 6 tuổi và một cháu được 4 tuổi đang do toi trực tiếp duôi dưỡng và chăm sóc. Từ khi ly hôn đến nay, chồng tôi không cấp dưỡng cũng không qua lại thăm nom hai cháu, bỏ đi phương xa làm ăn không có liên lạc gì. Nay tôi muốn đổi họ cho 02 con sau ly hôn sang họ của tôi có được không? Có cần sự đồng ý của chồng tôi không ạ? Thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn cần chuẩn bị những gì để thực hiện được nhanh chóng và thuận tiện, mong Luật sư giải đap cho tôi. Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về hòm thư tư vấn của Công ty Luật DFC. Với tình huống nêu trên của chị, chúng tôi xin giải đáp dựa trên các quy định của pháp luật dưới bài viết như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Theo quy định về quyền thay đổi họ tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong trường hợp: thay đổi họ cho con đẻ từ họ của mẹ đẻ sang họ của cha đẻ hoặc ngược lại; thay đổi họ của con khi cha mẹ thay đổi họ,….
Theo quy định về pháp luật Hôn nhân có hiệu lực, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ được xác định là con chung của vợ chồng. Do đó, cha mẹ có quyền ngang nhau về mọi quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của con cho dù cha mẹ đã chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Với trường hợp của gia đình chị, do chồng chị không thực hiện đúng theo các nghĩa vụ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình), không tiến hành cấp dưỡng và thăm nom, chăm sóc con khi con còn nhỏ; tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của cha hoặc mẹ đối với con vẫn được pháp luật vẫn ghi nhận đầy đủ, ngang nhau đối với con chung của mình, cụ thể vẫn được thể hiện phần tên cha của các con trên giấy khai sinh.
Vì vậy, khi chị muốn đổi họ cho con sang họ của chị thì bắt buộc phải được sự đồng ý của người chồng, trong trường hợp chị thay đổi họ cho con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó, cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 quy định: “Việc thay đổi họ …cho người dưới 18 tuổi ….phải được sự đồng ý của cha mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó”.
+) Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch theo mẫu, thể hiện sự đồng ý của người chồng về việc thay đổi họ cho con;
+) Giấy khai sinh của các con (bản gốc);
+) Các giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi: chứng minh nhân dân của hai vợ chồng, sổ hộ khẩu (nếu có).
Do người chồng bỏ không có thông tin liên lạc là một yếu tố khó khăn để thể hiện được ý kiến của người cha trong tờ khai về việc thay đổi hộ tịch theo mẫu. Do đó trong trường hợp này, chị chưa thể làm thủ tục về việc đổi họ cho hai con của chị được, trừ trường hợp yêu cầu Tòa án tuyên người chồng đã chết.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật từ hòm thư của Công ty Luật DFC về tình huống về thủ tục thay đổi họ cho con sau khi ly hôn của chị. Nếu còn khó khăn, vướng mắc pháp lý cần giải đáp chị vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được giải đáp.
Bài viết cùng chủ đề
=> 4 điều cần cần nhắc trước khi quyết định ly hôn
=> Làm sao để khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn?
=> Luật sư DFC chia sẻ những kinh nghiệm giành quyền nuôi con
LS. Lê Minh Công