Có thể nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú được hay không vào năm 2021 – Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản này theo các quy định chi tiết của luật hiện hành, mời bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn luật chi tiết nhất.
Xem thêm: Ly hôn có cần hòa giải ở cơ sở không?
Có thể nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú được không năm 2021
Tình huống: em chào anh chị, em có một câu hỏi em muốn thắc mắc là liệu em và chồng có thể ly hôn tại nơi chúng em tạm trú có được không ạ, mong anh chị giải đáp giúp em với ạ. Em cảm ơn anh chị Luật sư nhiều ạ.
Về nội dung của bạn chúng tôi chia ra làm 02 trường hợp sau:
Theo điều 35, khoản 2, điểm h của BLTTDS năm 2015 thì: "Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là cơ quan Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án nơi một trong các bên thực hiện việc thuận tình ly hôn, nuôi con, chia toàn bộ các tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có đủ các thẩm quyền để tiến hành giải quyết yêu cầu việc công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, phân chia tài sản khi thực hiện tiến hành ly hôn;"
Theo điều 12 của văn bản Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung vào năm 2013 thì nơi hiện cư trú của công dân sẽ được xác định là "chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên thực hiện việc sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thực hiện việc thường trú hoặc nơi đã thực hiện việc đăng ký tạm trú."
Như vậy, với nội dung trên thì bạn hoàn toàn có quyền thực hiện việc nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà bạn đang tạm trú, làm việc để thực hiện yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp này, thẩm quyền của Tòa án được xác định theo khoản 1 của Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể là Tòa án có thẩm quyền giải quyết chính là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà:
"a) Tòa án nơi phía bị đơn hiện đang thực hiện việc cư trú, làm việc, nếu phía bị đơn là các cá nhân hoặc nơi bị đơn có các trụ sở, nếu bị đơn là phía các cơ quan, tổ chức sẽ có thẩm quyền để thực hiện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, ….
b) Các đương sự sẽ có quyền tự tiến hành việc thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu phía Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là các cá nhân hoặc nơi mà có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là phía các cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp cụ thể về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…
c) Tòa án nơi mà có tài sản là bất động sản có thẩm quyền để thực hiện việc giải quyết những tranh chấp về bất động sản".
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền để thực hiện việc giải quyết việc liên quan đến ly hôn của bạn là nơi hai vợ chồng bạn hiện nay đang cư trú, làm việc. Trong trường hợp của bạn cũng đang thực hiện việc tạm trú ở cùng nơi bạn đang tạm trú hoặc làm việc thì bạn hoàn toàn có quyền thực hiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn tạm trú để yêu cầu thực hiện giải quyết.
Theo quy định tại Điều 51, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những cá nhân sau có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
Như vậy nếu các bên có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn thì Tòa sẽ tiếp nhận và giải quyết theo thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó thì thủ tục ly hôn như sau:
Đơn khởi kiện phải theo hình thức và nội dung quy định tại khoản 4, Điều 189, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nếu là trường hợp thuận tình ly hôn. Còn nếu đơn phương ly hôn thì đơn yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ theo mẫu ban hành theo Nghị quyết số 01/2017/NQ - HĐTP.
Đơn ly hôn sẽ gửi kèm với giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, căn cước công dân bản sao, sổ hộ khẩu bản sao có chứng thực hai vợ/chồng tất cả hồ sơ sẽ gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện/ quận nơi bị đơn cư trú nếu trường hợp là đơn phương ly hôn còn nếu là thuận tình thì sẽ nộp tại Tòa án nhân dân hai bên cư trú đều được.
Trong thời hạn 3 ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chánh án Tòa phân công một thẩm phán xem xét đơn và trong thời gian 5 ngày Thẩm phán phải đưa ra 4 quyết định sau
Xem thêm: Có được bổ sung yêu cầu chia tài sản chung khi đã nộp đơn ly hôn?
Trường hợp nếu đơn của bạn được Tòa ra thông báo thụ lý, bạn sẽ tiến hành đóng án phí sơ thẩm theo quy định là 300.000 đồng, nếu trong yêu cầu có đề nghị Tòa phân định tài sản thì án phí sơ thẩm ngoài 300.000 đồng sẽ cộng thêm phần trăm giá trị tài sản. Sau đó sẽ thông báo đến cho bị đơn và người có quyền nghĩa vụ liên quan trường hợp đơn phương ly hôn, những người này nếu có quyền cho ý kiến đến Tòa trong phạm vi yêu cầu giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý. Hết thời gian này, Tòa sẽ tiến hành hòa giải và bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án.
Xem thêm: Mức án phí ly hôn là bao nhiêu? Ly hôn có mất nhiều tiền không?
Thời gian thông thường để Tòa giải quyết một vụ đơn phương ly hôn là từ 4 - 6 tháng tùy tính chất phức tạp của vụ việc mà có thể yêu cầu Tòa tiến hành thủ tục rút gọn để tiết kiệm thời gian. Ngược lại thời gian yêu cầu Tòa giải quyết thuận tình ly hôn sẽ nhanh hơn chỉ khoảng từ 1 - 2 tháng.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về có thể nộp đơn ly hôn tại nơi tạm trú năm 2021 không?, thủ tục ly hôn như thế nào? Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn Pháp luật miễn phí hot 19006512 để được hướng dẫn chi tiết nhất.
LS. Lê Minh Công
Những Câu hỏi liên quan:
2. Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Đơn phương ly hôn có cần hòa giải không?