Có thể ly hôn vì vợ không chịu đi làm không?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:29 - 02/02/2021

Chào luật sư, tôi muốn được tư vấn về thủ tục ly hôn. Tôi và vợ tôi lấy nhau được một thời gian. Tuy nhiên từ ngày cưới vợ tôi nghỉ việc ở nhà không đi làm, chỉ có mình tôi đi làm để lo cho gia đình. Tôi cũng đã nói chuyện với vợ nhưng vợ tôi nói vợ tôi chỉ ở nhà nội trợ, tôi có nhiệm vụ kiếm tiền để lo cho cuộc sống gia đình. Hiện tại tôi không chịu được nữa và muốn ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi có thể ly hôn vì vợ không chịu đi làm không? Thủ tục ly hôn tiến hành như thế nào? Cảm ơn Luật sư.

Có thể ly hôn vì vợ không chịu đi làm không?
Có thể ly hôn vì vợ không chịu đi làm không?

Luật sư tư vấn:

Chúng tôi đã hiểu vấn đề bạn gặp phải, Luật sư DFC xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trong hôn nhân. Như vậy, cả bạn và vợ bạn đều có nghĩa vụ cung cấp tài chính để đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình. Việc vợ bạn không đi làm khiến cho gia đình không được đáp ứng các nhu cầu cần thiết đã vi phạm vào quyền và nghãi vụ của vợ chồng. Đó có thể là căn cứ để bạn yêu cầu ly hôn. 

Trong trường hợp này bạn không nói rõ về vấn đề phân chia tài sản chung và quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu có tài sản chung, khi ly hôn tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố sau để phân chia tài sản chung

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Về quyền nuôi con, những tiêu chí sau là căn cứ để tòa án quyết định ai là người trực tiếp nuôi con:

  • Điều kiện kinh tế của vợ chồng: chỗ ở ổn định, công việc ổn định có thu nhập, đảm bảo điều kiện chăm sóc con;
  • Có đạo đức tốt và không có các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của con;
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Con trên 07 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con.

Để tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương, bạn cần nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân huyện nơi vợ bạn đăng kí hộ khẩu thường trú. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy đăng ký kết hôn bản chính;
  • Bản sao có công chứng giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có);
  • Bản sao sổ hộ khẩu có công chứng chứng thực.

Sau khi tòa án tiếp nhận đơn xin ly hôn, tòa sẽ triệu tập vợ chồng bạn lên để tiến hành hòa giải. Nếu như hòa giải thành, tòa sẽ ghi nhận hòa giải thành và trả lại đơn xin ly hôn. Nếu như hòa giải không thành, tòa sẽ tiến hành thụ lí đơn xin ly hôn của bạn và bắt đầu xét xử.

Việc một người đi làm và một người nội trợ không phải hiếm trong các gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu xử lí không tốt những vấn đề phát sinh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như ly hôn.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề ly hôn do vợ không chịu đi làm của quý khách hàng. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6512 để được các Luật sư giải đáp trực tiếp.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.