Thưa Luật sư, cách đây mấy năm chồng tôi cần tiền làm ăn nên đã thế chấp căn nhà của chúng tôi đang ở để lấy tiền làm ăn. Việc làm ăn này của chồng tôi tôi không hề biết. Tại thời điểm thế chấp, Ngân hàng có yêu cầu cả hai vợ chồng tôi cùng phải ký vào hợp đồng thế chấp. Dạo này anh ta làm ăn thua lỗ, rượu chè, cờ bạc, tôi không chịu nổi nữa nên muốn ly hôn. Luật sư cho hỏi khi ly hôn tôi có phải trả tiền vay ngân hàng này cho chồng tôi hay không? Cảm ơn Luật sư.
Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả khi ly hôn không?
Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho Luật sư DFC. Về vấn đề của chị, Luật sư DFC tư vấn như sau.
Để xác định trách nhiệm liên đới trả nợ cần xác định khoản vay của anh chị có phải khoản vay chung hay không, vay bằng tài sản chung hay riêng.
Theo như thông tin chị cung cấp, tài sản này là căn nhà anh chị đang ở. Vậy căn nhà này có từ thời điểm nào? Là tài sản anh chị có trước khi kết hôn hay có sau khi kết hôn? Có phải tài sản mà anh chị được tặng cho riêng hay không? Tại thời điểm thế chấp, ngân hàng yêu cầu cả hai vợ chồng chị phải ký vào hợp đồng thì nhiều khả năng, căn nhà này là tài sản chung của cả hai vợ chồng vì theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung của cả hai vợ chồng thì phải có chữ ký của cả hai trong hợp đồng, hoặc một người ủy quyền cho người còn lại thực hiện giao dịch.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình:
Vợ/ Chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Một người đại diện xác lập giao dịch theo uỷ quyền, đại diện theo pháp luật
Trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên một người.
Giao dịch phát sinh do vợ chồng cùng thoả thuận xác lập
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm
Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;…
Trong trường hợp của chồng bạn, chồng bạn vay tiền để kinh doanh. Tuy nhiên, việc kinh doanh này cũng suy cho cùng cũng phục vụ cho kinh tế gia đình, phục vụ cuộc sống. Đồng thời, việc vay tiền này bạn cũng biết và ký vào hợp đồng. Do đó, cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Khi ly hôn thì nghĩa vụ trả nợ này cũng không chấm dứt, hai vợ chồng vẫn phải liên đời để trả nợ. Chỉ khác là lúc này nghĩa vụ trả nợ sẽ được phân chia cho phù hợp. Nghĩa vụ này cho thể chia đôi cho mỗi bên một nửa hoặc tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai vợ chồng. Chị và chồng có thể thỏa thuận để một bên chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản nợ, cũng có thể chia theo tỷ lệ. Toà án tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên điều cần lưu ý là dù vợ chồng có thoả thuận như thế nào thì khi Toà án xem xét công nhận sự thỏa thuận cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố sau:
Hoàn cảnh gia đình của mỗi bên, khả năng lao động, tạo ra thu nhập cũng như những người phụ thuộc là những ai. Nếu một bên có hoàn cảnh khó khăn hơn, có nhiều người phụ thuộc hơn, khả năng tạo ra thu nhập ít hơn thì khả năng người đó sẽ chi trả tỷ lệ ít hơn đối với khoản nợ Ngân hàng này.
Lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến việc ly hôn. Đồng thời xem xét việc anh chồng kinh doanh thua lỗ có đến từ các lý do cá nhân như dùng tiền đó để làm những việc không chính đáng như cá cược, cờ bạc… hay không. Nếu anh chồng chỉ đơn giản là làm ăn thua lỗ thì tỷ lệ hai người thanh toán khoản nợ sẽ tương đương nhau nhưng nếu có căn cứ chứng minh việc anh chồng vay tiền đầu tư kinh doanh nhưng lại dùng tiền này cờ bạc rượu chè thì có khả năng anh chồng sẽ phải thanh toán khoản nợ lớn hơn.
Đảm bảo lợi ích của bên thứ 3 là Ngân hàng. Cần cân nhắc đến khả năng trả nợ của các bên để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng. Ví dụ hai vợ chồng thoả thuận chồng chịu trách nhiệm toàn bộ đối với khoản nợ tuy nhiên anh chồng không có khả năng thanh toán, lúc này không đảm bảo được lợi ích của Ngân hàng và vì thế Toà án sẽ không đồng ý với sự thỏa thuận này.
Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về thắc mắc chồng vay nợ ngân hàng vợ có phải trả không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19006512 để được luật sư tư vấn miễn phí.
LS. Lê Minh Công
Những câu hỏi liên quan: