Nếu chồng không chịu ký đơn ly hôn thì phải làm thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:15 - 03/11/2020

Nếu chồng không ký đơn ly hôn thì phải làm như thế nào? Nếu chồng không chịu ký đơn ly hôn thì người vợ vẫn có quyền ly hôn bình thường. Cùng Công ty luật DFC chúng tôi tư vấn với trường hợp dưới đây.

Xem thêm: Vợ không chịu ký vào đơn ly hôn phải làm sao?

Nếu chồng không chịu ký đơn ly hôn thì phải làm thế nào?
Nếu chồng không chịu ký đơn ly hôn thì phải làm thế nào?

Hỏi: Chào luật sư, tôi muốn được tư vấn để ly hôn. Tôi lấy chồng và có 02 con nhỏ, 1 bé học lớp 1 và một bé 2 tuổi rưỡi. Chồng tôi hay cờ bạc rượu chè, say rượu về nhà đánh vợ đánh con. Bé lớn nhà tôi đã bị chồng tôi đánh và hiện tại bị hoảng loạn, rất sợ khi nhìn thấy bố. Bây giờ tôi không chịu đựng được nữa, làm đơn ly hôn nhưng chồng tôi không chịu ký. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ chồng không chịu ký đơn ly hôn thì tôi có ly hôn được không?

Luật sư tư vấn: Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và xin được giải đáp như sau.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Quy định của pháp luật về việc ly hôn

Ly hôn là việc hai người đã kết hôn chấm dứt quan hệ vợ chồng theo pháp luật, đồng thời chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với đôi bên. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, có 02 trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương).

Trường hợp của bạn là chồng không chịu ký đơn ly hôn, vì vậy bạn phải thực hiện thủ tục ly hôn theo trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Vậy pháp luật quy định điều kiện nào để được đơn phương ly hôn? Khi tiến đến hôn nhân hay nói cách khác là khi kết hôn, hai bên vợ chồng có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau với đối phương và với hôn nhân của mình. Hôn nhân có mục đích xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Khi mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc xảy ra lỗi của một trong hai hoặc cả hai bên thì có thể dẫn đến ly hôn.

2. Nếu chồng không ký đơn ly hôn thì phải làm như thế nào?

Theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì các căn cứ để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm:

- Có căn cứ về các hành vi bạo lực gia đình hoặc vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của đối phương khiến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài thêm, không đạt được mục đích của hôn nhân;

- Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án sẽ xử cho ly hôn;

- Nếu như người thân của người bị bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình xin Tòa cho ly hôn đồng thời có căn cứ về hành vi bạo lực gia đình khiến cho người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần thì Tòa án sẽ cho ly hôn.

Trường hợp của bạn thuộc lý do có căn cứ cho hành vi bạo lực gia đình và mục đích hôn nhân không đạt được nên hoàn toàn được phép xin ly hôn đơn phương.

Vì trường hợp của bạn chồng không chịu ký đơn ly hôn nên bạn nộp hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân quận huyện nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của bạn có công chứng;
  • Bản sao sổ hộ khẩu gia đình bạn có công chứng;
  • Bản chính của giấy đăng ký kết hôn;
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Vì chồng bạn không chỉ có các hành vi bạo lực gia đình với bạn mà còn với con lớn của bạn nên bạn cần nộp thêm bằng chứng về việc bạo lực gia đình của chồng( clip, video hay giấy khám nghiệm chứng minh thương tích của bạn và con, giấy khám sức khỏe chứng minh con bạn bị hoảng loạn do bạo hành) cho Toàn án. Căn cứ vào việc chồng bạn có hành vi bạo lực với con khiến con hoảng loạn và bé thứ 2 nhà bạn chưa đủ 03 tuổi nên khả năng cao bạn sẽ được nuôi cả 02 con. Việc chồng không chịu ký đơn ly hôn sẽ không ngăn cản được việc bạn muốn ly hôn. Chỉ cần bạn có thể chứng minh căn cứ và làm đầy đủ các thủ tục pháp lý thì có thể ly hôn.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề ly hôn khi chồng không chịu ký đơn ly hôn. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6512 để được tư vấn kịp thời và chính xác nhất. Trân trọng!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.