Tư vấn chia nợ ngân hàng khi ly hôn mới nhất

Luật Sư: Lê Minh Công

10:38 - 17/06/2021

Nhiều bạn có thắc mắc về vấn đề liên quan tới việc chia nợ ngân hàng khi ly hôn: Hai vợ chồng sau khi ly hôn thì nghĩa vụ đối với khoản nợ của ngân hàng sẽ được xử lý như thế nào? Cách để xác định nghĩa vụ trả nợ đối với mỗi người? Các vướng mắc xung quanh vấn đề này sẽ được đội ngũ luật sư của Công ty Luật DFC giải đáp cụ thể thông qua bài viết sau:

Xem thêm: Nợ chung, nợ riêng của vợ chồng sau khi ly hôn - Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng?

Tư vấn chia nợ ngân hàng khi ly hôn mới nhất
Tư vấn chia nợ ngân hàng khi ly hôn mới nhất

Câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi có một câu hỏi như sau: Vợ chồng tôi có thể chấp mảnh đất hai người mua trong thời kỳ hôn nhân để vay 800 triệu tại ngân hàng với mục đích kinh doanh quán cà phê. Vì tình hình dịch bệnh mà hiện nay hai vợ chồng vẫn chưa thanh toán được, dạo gần đây hai vợ chồng thường xuyên xảy ra xích mích và tôi phát hiện vợ ngoại tình nên tôi muốn ly hôn. Vậy khoản nợ này sẽ được chia như thế nào? Mong luật sư giải đáp. 

Trả lời: Chào bạn, với những thông tin bạn cung cấp và câu hỏi của bạn, Công ty Luật DFC xin được giải đáp những vướng mắc của bạn thông qua bài viết sau:

Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

  6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."

Đối với trường hợp của vợ chồng bạn sau khi kết hôn, hai bạn có vay thế chấp của ngân hàng 800 triệu nhưng do làm ăn thua lỗ nên chưa thể thanh toán được. Nhưng giờ hai vợ chồng xảy ra xích mích và bạn muốn ly hôn. Như vậy, đối với khoản vay ngân hàng 800 triệu là khoản vay chung của cả hai vợ chồng bạn hình thành trong thời kỳ hôn nhân, sử dụng chung vì mục đích chung của cả hai vợ chồng bạn, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình nên cả bạn và vợ bạn đều có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo quy định của Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Chính vì vậy, đối với trường hợp này, hai bạn hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về khoản nợ ngân hàng để có phương án giải quyết tốt nhất. Trường hợp hai người không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia khoản nợ ngân hàng chung của hai vợ chồng, lúc này, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để quyết định phân chia nghĩa vụ trả nợ cho hai vợ chồng bạn, ngân hàng sẽ là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn của vợ chồng bạn.

Về nguyên tắc, khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sau khi ly hôn sẽ được chia đôi theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nhưng có tính đến các yếu tố sau:

Một là, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, khoản nợ chung của hai vợ chồng bạn nếu hoàn cảnh của vợ khó khăn thì vợ bạn có thể chỉ phải trả tiền ngân hàng ít hơn so với bạn.

Hai là, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. 

Bốn là, mỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ: Một trong hai bên có hành vi bạo lực gia đình, có hành vi ngoại tình, không quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình,...

Như vậy, tùy từng trường hợp, khoản nợ chung còn lại của hai vợ chồng bạn là 210 triệu đồng, hai bạn nên tự thỏa thuận với nhau để trả tiền cho ngân hàng đúng thời hạn mà bên ngân hàng quy định. Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì hai bạn có quyền yêu cầu Tòa án để giải quyết khoản nợ chung của hai vợ chồng khi ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC về vấn đề “Chia nợ ngân hàng khi ly hôn”. Nếu quý độc giả có bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật 1900.6512 để được hỗ trợ nhanh nhất.

L.S Lê Minh Công

Bài viết liên quan: 

Luật sư tư vấn phân chia tài sản riêng và chung khi ly hôn

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung và riêng sau khi ly hôn

Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.