Kế thừa và phát huy những thành tựu của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đầu tiên nước ta, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 ra đời, góp phần phát huy vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy văn hóa đạo đức tốt đẹp truyền thống của các gia đình Việt Nam, từ đó có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển nguồn nhân lực, sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Tải bản đầy đủ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 được Căn cứ Điều 64 và 65 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 quy định chế độ hôn nhân và gia đình gồm 10 chương và 57 điều.
Chương I. Gồm 4 điều từ điều 1 đến điều 4: Những quy định chung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
Chương II. Gồm 5 điều từ điều 5 đến điều 9: Những quy định về đăng ký kết hôn, các vi phạm trong kết hôn.
Chương III. Gồm 9 điều từ điều 10 đến điều 18: Những quy định về nghĩa vụ và quyền của vợ, chồng của mọi mặt trong gia đình.
Chương IV. Gồm 9 điều từ điều 19 đến điều 27: Những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, đại diện cho con.
Chương V. Gồm 6 điều từ điều 25 đến điều 33: Những quy định về xác định cha, mẹ cho con.
Chương VI. Gồm 6 điều từ điều 34 đến điều 39: Những quy định về nuôi con nuôi.
Chương VII. Gồm 6 điều từ điều 40 đến điều 45: Những quy định về ly hôn, nuôi con sau khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn.
Chương VIII. Gồm 6 điều từ điều 46 đến điều 51: Những quy định về chế độ đỡ đầu.
Chương IX. Gồm 3 điều từ điều 52 đến điều 54: Những quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình của công dân nước Việt Nam với người nước ngoài.
Chương X. Gồm 3 điều từ điều 55 đến điều 57: Các điều khoản cuối cùng.
LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chống bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.
Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản ;
Căn cứ vào Điều 64 và Điều 65 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.
Điều 2
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.
Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Điều 3
Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
Điều 4
Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn.
Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.
Chương 2:
KẾT HÔN
Điều 5
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Điều 6
Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Điều 7
Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :
a) Đang có vợ hoặc có chồng ;
b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;
c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;
d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Điều 8
Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.
Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Điều 9
Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.
Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn được bảo vệ.
Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.
Chương 3:
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA VỢ, CHỒNG
Điều 10
Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Điều 11
Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ.
Điều 12
Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
Điều 13
Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán.
Điều 14
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung.
Điều 15
Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng.
Điều 16
Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Điều 17
Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.
Điều 18
Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.
Chương 4:
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ VÀ CON
Điều 19
Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặc tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
Điều 20
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình.
Từ gia đình đến hôn nhân, các chuyên viên tâm lý học hàng đầu của chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý cho bạn để giải quyết vấn đề của bạn để bạn có thể giải quyết tất các mối quan hệ của mình. Vì vậy, tư vấn hôn nhân gia đình ở đâu, xin vui lòng gọi cho đường dây nóng tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 của Công ty Luật DFC chúng tôi để các chuyên gia, Luật sư của chúng tôi, những người sẽ trả lời câu hỏi của bạn và cho bạn lời khuyên hữu ích nhất. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn chia sẻ với bạn bè và người thân của bạn. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy nhấc điện thoại gọi ngay cho chúng tôi.