Sổ hộ khẩu là một loại giấy tờ pháp lý được cấp bởi trưởng công an cấp quận, huyện hoặc tương đương cho một hộ gia đình nhằm xác định nơi sinh sống lâu dài, ổn định của họ trên địa phương đó. Đây được coi là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thuận tiện trong quản lý người dân trên địa bàn của mình. Tuy nhiên thực tế sự phiền phức mà loại giấy tờ này gây ra là không ít khiến có nhiều ý kiến nên loại bỏ loại giấy tờ này, một trong đó là vấn đề tách khẩu, cắt hộ khẩu sau khi ly hôn. Qua bài viết này Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc có góc nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
Hướng dẫn làm thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ly hôn là sự kiện pháp lý không ai mong muốn đánh dấu sự chấm dứt các nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trong số đó có nghĩa không phải chung sống với nhau, điều này dẫn đến hệ quả vợ hoặc chồng muốn tiến cắt khẩu về nơi ở khác thường là về gia đình cha, mẹ đẻ.
Theo thủ tục cắt khẩu sau khi ly hôn theo quy định của Điều 27, Luật cư trú 2006 bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, bạn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì mới có thể tự mình thực hiện việc cắt khẩu. Năng lực hành vi dân sự được hiểu là cá nhân đạt đủ điều kiện về độ tuổi, khả năng nhận thức và sức khỏe để tự thực hiện hành vi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
Thứ hai, bạn cần được sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản mới được cắt khẩu. Văn bản này sẽ được cho vào một bộ bộ hồ sơ kèm sổ hổ khẩu bản photo có chứng thực và phiếu báo thay đổi nhân khẩu. Hồ sơ này sẽ nộp tại cơ quan công an cấp quận, huyện đã cấp sổ hộ khẩu cho bạn. Trong thời gian 7 ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết cho bạn theo hai hướng đồng ý hoặc từ chối bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, trong trường hợp cắt hộ khẩu sau khi ly hôn bạn phải có được sổ hổ khẩu gốc cũng như văn bản đồng ý của chủ hộ. Tuy nhiên thực tế tư vấn cho khách hàng chúng tôi nhận thấy rất nhiều trường hợp chủ hộ là chồng/ vợ cũ gây khó khăn trong việc tách sổ bằng việc không ký văn bản đồng ý cắt khẩu hay có hành vi giấu sổ đi. Dưới đây là hai giải pháp mà chúng tôi nếu bạn đọc rơi vào tình huống tương tự:
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp, trường hợp chủ hộ ngoan cố không hợp tác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ - CP;
- Đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, trong trường hợp này cơ quan đăng ký thường trú mới cho bạn sẽ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý trước đây để xóa đăng ký thường trú cho bạn căn cứ theo điểm đ khoản 1, Điều 22, Luật cư trú 2006.
Một lưu ý nữa mà bạn đọc cần chú ý là việc cắt hộ khẩu sau khi ly hôn hay bất cứ trường hợp cắt khẩu vì lý do nào khác khi tiến hành thủ tục chuyển khẩu tại cơ quan có thẩm quyền sẽ không phải đóng lệ phí. Nếu bạn đọc khi tiến hành thủ tục bị yêu cầu mất phí hãy từ chối và nếu cán bộ thực hiện có hướng làm khó cần khiếu nại ngay lên cán bộ quản lý để được giải quyết.
Trên đây là những lưu ý mà chúng tôi muốn bạn đọc phải nắm được khi tiến hành thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn. Nếu trong quá trình thực hiện bạn đọc gặp bất cứ khó khăn gì hãy liên hệ ngay về số Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.