Ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con hiện nay đang xảy ra rất phổ biến. Và quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn thì sẽ dành cho ai? Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Ai được quyền nuôi con dưới 7 tuổi sau khi ly hôn?
Ai có quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn?
Hỏi: Kính chào Luật sư DFC tôi là Lan hiện đang sống tại Hà Nội, tôi có tình huống này rất mong được Luật sư tư vấn và giải đáp, tôi đang có dự định ly hôn với chồng mình nhưng anh ý nhất quyết đòi nuôi con mà không chịu giao đứa bé cho tôi. Con gái của tôi năm nay 11 tuổi con bé hiện đang ở bên nhà ông bà nội, chồng tôi cho rằng ở với anh ý có ông/bà nội chăm sóc. Vậy trường hợp này theo Luật sư tôi có quyền đòi được quyền nuôi con hay không? Rất mong được Luật sư phản hồi về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin giải đáp, trường hợp tư vấn về quyền nuôi con trên 7 tuổi của bạn đã được chúng tôi tiếp nhận, nghiên cứu và xin được giải đáp như sau:
Nội dung tư vấn:
Quyền nuôi con là quyền vừa là nghĩa vụ của cha, mẹ. Về cơ bản nó được hiểu là việc cha, mẹ cùng tiến hành trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Tuy nhiên khi cha, mẹ ly hôn thì quyền nuôi con sẽ không còn trở nên ngang bằng nữa. Khi đó cả hai vợ chồng phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và người kia buộc phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Thậm chí theo khoản 3, Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014 nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà có hành vi cản trở gây ảnh hưởng xấu đến quyền nuôi con của của người kia có thể bị Tòa hạn chế quyền thăm nom của người đó. Điều này thật sự là một sự thiệt thòi lớn đối với cha, mẹ không được quyền nuôi con vì tình cảm ai dành cho con lớn hơn thì không xác định được nên nếu người yêu con hơn mà lại không có quyền nuôi con thì sẽ thật sự đau lòng.
Trong trường hợp của chị khi tiến hành ly hôn bắt buộc phải có thỏa thuận về việc ai là người nuôi con. Nếu hai bên không thể thống nhất về việc ai sẽ là người nuôi con thì sẽ phải yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tòa sẽ căn cứ vào những yếu tố sau đây để quyết định ai sẽ là người nuôi con:
- Thứ nhất, theo khoản 2, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 Tòa sẽ dựa trên quyền lợi mọi mặt của con sẽ được giao cho người có khả năng tốt nhất. Nếu chị muốn chứng minh mình là người có khả năng nuôi nấng con nhất phải thể hiện được cho Tòa thấy chị là người có công việc và chỗ ở ổn định, mức thu nhập đủ đáp ứng điều kiện sống nơi con đang sinh sống. Bên cạnh đó là lối sống sinh hoạt của chị lành mạnh, có nhiều thời gian ở bên con….
- Thứ hai, do con gái chị đến trên 7 tuổi cho nên khi quyết định ai có quyền nuôi con Tòa sẽ căn cứ theo ý chí của cháu xem cháu thích ở với bố cháu hay ở với chị để quyết định.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin lưu ý cho chị quyền nuôi con trực tiếp có thể thay đổi nếu thỏa mãn các căn cứ tại khoản 2, Điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014, đó là:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến câu hỏi xin tư vấn của chị Lan, hi vọng qua bài viết này các bạn đọc khác cũng sẽ nắm được các quy định về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn là như thế nào. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được giải đáp một cách tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề
=> Muốn giành quyền nuôi con trên 09 tuổi khi ly hôn?
=> Khi nào thì cha mẹ bị tước quyền nuôi con?
=> Tìm hiểu về quyền nuôi con trên và dưới 3 tuổi khi ly hôn
LS. Lê Minh Công